Cơ thể của trẻ nhỏ vốn còn rất non nớt, các cơ quan vẫn chưa phát triển và hoàn thiện các chức năng của chúng. Vì vậy, cha mẹ nên hết sức cẩn thận trong quá trình chăm sóc con. Chỉ cần một hành động nhỏ tác động sai lệch sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, thậm chí là đánh đổi bằng cả tính mạng.

Đã từng có một vụ việc đau lòng về cậu bé 4 tuổi tử vong, nguyên nhân xuất phát từ thói quen tưởng rất bình thường của người lớn nhưng lại nguy hại vô cùng với các em nhỏ, đó là thói quen cho trẻ ngủ ngay sau khi ăn no.

Cậu bé xấu số đó là em bé tên Tiểu Tô năm nay 4 tuổi. Tiểu Tô vốn là một cậu bé rất ngoan và vâng lời người lớn. Cha mẹ của em vì quá bận rộn với công việc không thể dành nhiều thời gian chăm sóc cậu bé. Vì vậy, sau nhiều lần đắn đo suy nghĩ, cha mẹ Tiểu Tô đã gửi em về nhà ngoại ở quê để bà có thể chăm sóc bé kỹ hơn.

(Ảnh minh họa)

Bà ngoại rất thương cậu bé. Ngay ngày đầu về nhà ngoại, bà đã chuẩn bị rất nhiều đồ ăn ngon cho cậu bé. Sáng sớm, bà cho Tiểu Tô ăn trứng và cháo. Sau bữa ăn, bà còn cho cậu bé rất nhiều bánh ngọt để vừa ăn vừa xem TV cho đỡ buồn.

Vì ăn quá nhiều vào buổi sáng, đến giờ ăn trưa, Tiểu Tô vẫn còn chưa tiêu hóa được hết những món ăn ban sáng. Tuy nhiên, bà vẫn đút cho cháu ăn. Bà cho em vừa ăn vừa xem TV nên phút chốc cũng đã ăn xong bát cơm đầy. Sau đó, thấy cậu bé có vẻ buồn ngủ, bà cho Tiểu Tô ngủ trưa trên ghế sofa.

Điều kỳ lạ là đã 2 giờ trôi qua, Tiểu Tô vẫn nằm ngủ ngon lành, không có dấu hiệu gì là sắp thức dậy. Thấy hơi lạ, bà ngoại đến gọi cháu nhưng thấy cơ thể Tiểu Tô lạnh như băng, môi tím tái, khóe miệng dường như có thức ăn. Bà vô cùng bàng hoàng, vội tìm hàng xóm đưa cháu bé đến bệnh viện.

Bác sĩ lắc đầu và kết luận đã quá muộn, không thể cứu được cậu bé. Vị bác sĩ cho biết thêm đi ngủ sau ăn quá no khiến thức ăn của trẻ trào ngược ra ngoài và làm tắc khí quản khiến cháu bé tử vong.

(Ảnh minh họa)

Sau khi nghe bác sĩ chẩn đoán, bà nội đã gần như ngất xỉu và vô cùng hối hận vì thói quen vô cùng tai hại của mình.

Thực tế, các chuyên gia y tế cho biết rằng, sau khi ăn no liền cho trẻ đi ngủ là một việc làm sai lầm rất có hại cho sức khỏe, nếu duy trì trong một thời gian dài sẽ gây ra nhiều bệnh lý cho trẻ như:

- Hại dạ dày của trẻ

- Sinh ra các bệnh lý về tim

- Gây chứng ợ nóng phá rối giấc ngủ của trẻ

- Trào ngược axit từ dạ dày, lâu ngày làm hỏng màng nhầy trong cổ họng và nhiều biến chứng phức tạp.

- Ứ đọng thức ăn trong dạ dày kích thích não gây ra các hiện tượng ác mộng, mất ngủ hay ngủ không yên giấc ở trẻ.

- Nguy hiểm hơn, ngủ ngay sau bữa ăn thì hệ tiêu hóa phải làm việc cật lực hơn nên làm ảnh hưởng đến huyết áp, lượng cholesterol và lượng đường trong máu sẽ làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Vậy nên cho trẻ đi ngủ sau khi ăn bao lâu?

Sau khi cho con ăn no, nếu trẻ gặp tình trạng không ngủ được, cha mẹ tuyệt đối không ép con ngủ. Thay vào đó nên đọc truyện hoặc trò chuyện với con để thức ăn có thời gian tiêu hóa.

Thời gian tốt nhất cho trẻ bắt đầu ngủ sau khi ăn từ 1-2 giờ. Trong thời gian này, thức ăn sẽ được tiêu hóa từ dạ dày di chuyển xuống ruột non, làm giảm triệu chứng ợ nóng, giảm nguy cơ bị rối loạn giấc ngủ.

Để thức ăn tiêu hóa nhanh hơn bạn không nên cho trẻ ngồi một chỗ mà hãy cho trẻ đi lại nhẹ nhàng, và trẻ chỉ được đi nằm khoảng là 1 tiếng sau khi ăn. Các phụ huynh cũng không nên cho trẻ ngủ trưa quá 1 tiếng mỗi ngày vì ngủ trưa quá nhiều cũng gây hại cho sức khỏe của trẻ.

(Ảnh minh họa)

Những điều cần lưu ý khi trẻ ngủ

Khi trẻ bắt đầu đi ngủ, người lớn nên quan sát các hành động của trẻ vì khi thấy trẻ khó ngủ hoặc có biểu hiện khác lạ sẽ xử lý kịp thời.

Hãy chạm hoặc sờ vào trán của trẻ xem nhiệt độ cơ thể có bình thường không, nếu trẻ có triệu chứng sốt nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay lập tức.

Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu tắc nghẽn thức ăn hãy sơ cứu trẻ bằng cách vỗ lưng, ấn ngực và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.