Vàng da là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, có thể bẩm sinh hoặc do bệnh lý. Thông thường, tình trạng này sẽ hết khi trẻ lớn lên, trong trường hợp nếu da vẫn còn vàng, nó có thể liên quan tới nhiều yếu tố.

Theo đó, mẹ của Ning Ning đưa con tới Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc và Tây y tổng hợp tỉnh Chiết Giang, lo lắng hỏi bác sĩ: "Con tôi bị vàng da như vậy, có phải do gan bị vấn đề gì không".

Ning Ning bị vàng da nặng.

Ban đầu, người mẹ nghĩ mặt con gái mình hơi vàng nhưng gần đây cô phát hiện lòng bàn tay, bàn chân của con đều vàng sẫm, hơn nữa bé bẩm sinh đã bị vàng da.

Lo lắng con có vấn đề bất thường ở gan, người mẹ mới đưa con tới bệnh viện điều trị. Sau khi thăm khám, bác sĩ biết được Ning Ning hiện 10 tháng tuổi, đang trong giai đoạn ăn dặm. Người mẹ tin rằng cà rốt rất bổ dưỡng nên thường xuyên cho con gái mình ăn dặm. Ngoài ra, cô còn cho con ăn thêm bí ngô hằng ngày, thỉnh thoảng còn cho con ăn cam, quýt.

Bác sĩ cho biết, tình trạng vàng da của Ning Ning rất có thể liên quan đến việc bổ sung thực phẩm ăn dặm không đúng cách

Nếu cơ thể con người hấp thụ một lượng lớn carotene từ thức ăn trong một thời gian ngắn, sự hấp thụ vượt quá khả năng trao đổi chất, caroten sẽ đi vào các cơ quan của cơ thể theo máu, bao gồm cả da nên dẫn tới hiện tượng vàng da bất thường. Trong Tây y gọi là “tăng caroten huyết”.

Bên cạnh đó, trong Đông y cho rằng, nguyên nhân là do nội tạng của trẻ còn yếu, ăn quá nhiều thực phẩm giàu caroten sẽ khiến hoạt động của lá lách kém đi, gan không có khả năng đào thải và hoạt động bất thường, kết quả là caroten tràn vào mạch máu, thấm vào da, khiến khuôn mặt trở nên vàng vọt.

Da của Ning Ning đã cải thiện trong lần tái khám tiếp theo.

Tình trạng của Ning Ning sau một thời gian điều chỉnh chế độ ăn, da dẻ dần trở lại màu sắc bình thường.

Phân biệt vàng da bệnh lý và vàng da do ăn nhiều cà rốt

Theo Đông y, 2 tình trạng vàng da do bệnh lý và do ăn nhiều cà rốt cần phải học cách quan sát.

Vàng da bệnh lý là một tình trạng mà da và các mô khác trên cơ thể trở nên vàng do sự tích tụ của chất bilirubin, một chất phân giải của hồng cầu. Trong hầu hết các trường hợp, vàng da bệnh lý ở trẻ em là do sự tăng bilirubin trong máu, gây ra một tình trạng gọi là "hyperbilirubinemia". Đây có thể là kết quả của nhiều nguyên nhân, bao gồm:

- Khi các hồng cầu bị phá hủy, bilirubin được tạo ra và tích tụ trong cơ thể.

- Trẻ em có thể trải qua sự hạn chế trong khả năng chuyển hóa bilirubin, do hệ thống gan và các cơ chế loại bỏ bilirubin chưa hoàn thiện.

- Trong một số trường hợp, bilirubin không được tiết ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả qua niệu quản.

Vàng da bệnh lý ở trẻ em thường xuất hiện trong vài ngày sau khi trẻ ra đời và có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Trường hợp nặng có thể yêu cầu sự can thiệp y tế để điều trị và kiểm tra nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Trong khi đó, vàng da do ăn nhiều cà rốt chủ yếu xảy ra ở trẻ em từ 3 đến 6 tuổi. Việc ăn nhiều thực phẩm giàu carotene sẽ khiến carotene trong máu tăng mạnh, không thể chuyển hóa kịp thời thành vitamin A. Một lượng lớn carotene sẽ bị mất đi trong máu, khi chảy đến các cơ quan khác nhau, da sẽ có màu vàng, đặc điểm quan trọng nhất là da có màu vàng nhưng củng mạc không có màu vàng.

Cà rốt tuy tốt nhưng không nên ăn quá nhiều, ngoài ra còn có cam, dưa hấu, đu đủ, mơ, xoài, chà là, anh đào, bí ngô, khoai lang... cũng rất giàu caroten, khuyến cáo trẻ em nên ăn không quá 100g thực phẩm có chứa carotene mỗi ngày và ăn xen kẽ với các loại rau củ khác.

Ngoài ra, người bị vàng da nên tăng cường vận động để hỗ trợ chức năng trao đổi chất của cơ thể, giảm sự tích tụ carotenoids trong máu.