Anh Xiao Liu, một nhân viên văn phòng sống tại Trung Quốc đã kết hôn được 2 năm và hiện vợ của anh đang mang bầu con đầu lòng ở tháng thứ 8. Thai kỳ diễn ra vô cùng suôn sẻ, vợ anh rất khỏe mạnh và không có nhiều dấu hiệu nghén hay mệt mỏi. Mọi việc chỉ trở nên bất thường hơn khi bỗng một ngày, chị điện thoại thông báo với giọng hốt hoảng: “Em thật sự đã nghe thấy tiếng con cười trong bụng”.

Ban đầu, Xiao Liu không tin lời vợ, anh một mực khẳng định có thể chị đã nghe nhầm hoặc bị sinh ra ảo giác do quá mong muốn gặp con. Tuy vậy, vợ của anh vẫn một mực khăng khăng mình hoàn toàn tỉnh táo và việc này không chỉ diễn ra duy nhất một lần, có lúc chị còn nghe thấy tiếng thai nhi khóc tuy rất nhỏ và vô cùng yếu ớt.

Qúa lo lắng về hiện tượng bất thường, vợ chồng anh chị lập tức đến bệnh viện ngay. Sau khi trình bày về sự việc, các bác sĩ trực tiếp thăm khám cho vợ của anh cũng cảm thấy rất lo lắng và sợ hãi cho tình trạng của thai nhi. Ngoại trừ tình trạng các mẹ quá mệt mỏi, lo lắng mà nghe nhầm thì trên thế giới đã từng xuất hiện nhiều trường hợp thai nhi khóc hoặc cười ngay từ trong bụng mẹ. Được biết hiện nay vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào lý giải chính xác cho hiện tượng này.

Tại Indonesia và Ấn Độ, một số bà bầu cũng gặp phải tình huống tương tự nhưng theo các bác sĩ, đây hoàn toàn không phải là một dấu hiệu tốt và điều này rất đáng để lo lắng. Khi nghe những âm thanh như tiếng khóc, cười phát ra từ trong bụng thai nhi, mẹ cần đặc biệt chú ý vì rất có thể chúng xuất hiện là do đang gặp vấn đề với dây rốn dẫn đến việc phát ra một số âm thanh khác thường.

Khi bị dây rốn quấn cổ hoặc quấn quanh một số bộ phận khác làm đau đớn, nghẹt thở, thai nhi sẽ có một số biểu hiện bất thường như gò mạnh, máy nhiều hơn hoặc ít hẳn đi so với bình thường, hiếm gặp nhất là phát ra âm thanh như tiếng khóc, cười,… thì người mẹ nên lưu ý đến bệnh viện để được thăm khám và theo dõi ngay nhằm đảm bảo an toàn cho con. Các bác sĩ rất lo ngại về tình trạng này nên đã lập tức siêu âm cho vợ anh Xiao Liu, thật may là nhờ phát hiện kịp thời nên tình hình sức khỏe thai nhi vẫn rất ổn định, chỉ cần để ý các dấu hiệu đặc biệt và theo dõi sức khỏe thường xuyên.

Những dấu hiệu thai yếu mẹ bầu cần hết sức cẩn thận

Ra máu bất thường

Trong 3 tháng đầu, bào thai ở giai đoạn làm tổ và chưa bám chắc, vì vậy, nếu thấy có hiện tượng ra máu bất thường, mẹ bầu cần đi khám ngay lập tức. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ động thai, sẩy thai hoặc thai ngoài tử cung.

Nếu lượng máu ra rất ít thì mẹ bầu có thể nghỉ ngơi để theo dõi tiếp. Còn trong trường hợp ra máu ướt băng vệ sinh, kèm theo đau bụng, chóng mặt, buồn nôn… thì phải đến bệnh viện để được xử trí. Những triệu chứng này nếu không phát hiện và xử trí kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và thai nhi.

Thường xuyên hoa mắt, chóng mặt

Nhiều thai phụ luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi do cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để nuôi thai nhi. Tuy nhiên, nếu thường xuyên chóng mặt, hoa mắt thì mẹ bầu cần hết sức lưu ý. Vì đây có thể là biểu hiện của bệnh huyết áp thấp thai kì. Cũng nguy hiểm như huyết áp cao, thai phụ bị huyết áp thấp dễ bị mất nước. Khiến cho quá trình lưu thông máu vào bào thai bị chậm, đe dọa tính mạng thai nhi.

Nếu thường xuyên bị chóng mặt, đứng lên ngồi xuống không yên và luôn trong trạng thái mệt mỏi, mẹ bầu cần đi khám để được kiểm tra sức khỏe kịp thời.

Sốt cao

Sốt cao trong thời gian mang bầu là tình trạng đặc biệt nghiêm trọng. Nó có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nhiễm trùng mà mẹ bầu mắc phải. Đe dọa tính mạng và sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Đặc biệt, nếu mẹ bầu có triệu chứng sốt cao kèm theo các triệu chứng khác như phát ban, đau khớp… thì cần đi khám ngay. Nguyên nhân có thể là do nhiễm vi trùng toxoplasma, cytomegalovirus, parvovirus… Và có thể dẫn đến điếc bẩm sinh ở thai nhi.

Dịch tiết âm đạo quá nhiều

Dịch tiết âm đạo nhầy là hiện tượng phổ biến trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu điều đó kèm theo cảm giác đau, dịch có mùi hôi hoặc chảy máu, bạn có thể bị nhiễm trùng.

Nếu dịch tiết âm đạo quá nhiều tới mức ướt đẫm đồ lót và không thể kiểm soát. Bạn nên nhờ sự trợ giúp của bác sĩ để loại trừ những thay đổi trong cổ tử cung và sinh non.

Cử động của thai

Không có bất cứ quy tắc nào về những hoạt động của thai nhi bên trong bụng mẹ. Nhưng nếu nhận thấy một sự thay đổi rõ rệt trong những cử động của bé sau tuần thứ 28, bạn nên gặp bác sĩ.

Em bé của bạn ít hoạt động có thể là do thai nhi buồn ngủ hoặc bạn đang bị mất nước. Nhưng nó cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy dây rốn của thai nhi bị tổn thương.

Ngứa

Da của phụ nữ khi mang thai có thể bị rạn trong quá trình phát triển của em bé, dẫn tới cảm giác ngứa.

Nhưng nếu bạn thấy lòng bàn chân, bàn tay ngứa ran. Nó có thể là một dấu hiệu của biến chứng nghiêm trọng hiếm gặp được gọi là ứ mật. Gây tích tụ axit mật trong gan. Một dấu hiệu khác của ứ mật là nước tiểu nhạt màu. Bệnh này có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc thai lưu.