Bất ngờ với những tác dụng của mủ trôm đối với sức khỏe
Nội dung bài viết:
Mủ trôm là gì?
Mủ trôm (hay còn gọi là nhựa trôm) là chất tiết được thu hoạch từ vỏ thân cây trôm (tên khoa học là Sterculia foetida, họ Sterculiaceae), nhựa có màu trắng vàng.
Cây trôm phân bố rất nhiều ở các nước nhiệt đới như Ấn Độ, Úc, Pakistan, Panama, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Senegal, Sudan và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây mọc nhiều ở những nơi như Bình Thuận, Tiền Giang, Ninh Thuận…
Những tưởng như mủ cây thì thường bỏ đi nhưng mủ trôm lại được rất nhiều người yêu thích và tìm kiếm. Mủ trôm tự nhiên có vị ngọt, ăn giòn giòn giống như sương sa. Mủ trôm có tính mát, do đó tác dụng của mủ trôm giúp thanh nhiệt, mát gan, giải độc, nhuận tràng.
Uống mủ trôm nhiều có tốt không?
Mủ trôm là một hợp chất polysaccharide cao phân tử, khi thủy phân sẽ cho ra các đường D-galactose, L-Rhamnose và acid D-galacturonic, một vài chất chuyển hóa acetylate và trimethylamine.
Mủ trôm còn chứa khoảng 37% uronic acid, nhiều chất khoáng như calcium và muối magie. Khi ngâm trong nước lạnh với tỉ lệ thấp (4 - 5%) mủ trôm sẽ trở thành dạng keo. Nhờ tính dính nên mủ trôm thường được dùng làm chất để kết dính trong ngành dược và kỹ nghệ.
Về mặt y học, mủ trôm hút nước mạnh nên có tác dụng làm trương nở và gây kích thích nhu động ruột, nhờ đó phân được đẩy ra dễ dàng. Vì vậy mủ trôm được xem là thuốc nhuận tràng, dùng điều trị chứng táo bón.
Mủ trôm còn có tác dụng điều hòa đường huyết, ổn định huyết áp, mát gan, giải độc gan, giúp mau lành vết thương… Trong ngành dược, mủ trôm được sử dụng với vai trò chất kết dính, nhũ hóa và bảo quản rất tốt.
Tác dụng của mủ trôm là gì?
Cung chất nhiều chất dinh dưỡng
Mủ trôm chứa nhiều chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sức khỏe của con người như Mg, K, Zn, Fe, Na, Ca ở dạng hữu cơ.
Trong 100g mủ trôm có chứa: 100mg Calci, 30mg kẽm, 6mg Natri, 297mg Kali, 43mg Magie, gần 1mg sắt… Những chất khoáng này đều rất tốt cho sức khỏe con người chính vì vậy mà mủ trôm được khá đông đảo người yêu thích.
Mủ trôm trị táo bón và các vấn đề tiêu hóa
Như đã nói, mủ trôm chứa nhiều khoáng chất ở dạng hữu cơ không chỉ có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, giải độc mà còn có thể điều trị các bệnh về hệ tiêu hóa như là tiêu chảy, táo bón, đầy bụng…
Mủ trôm có khả năng hút nước mạnh và dễ trương nở ra, trở thành chất gel nhầy khi tiếp xúc với nước. Khi uống mủ trôm thì các hạt có trong mủ trôm sẽ giãn nở ra và kết dính những cặn bã, độc hại trong ruột già, tăng nhu động ruột, giúp nhuận tràng.
Mủ trôm được sử dụng như một vị thuốc để chữa bệnh về hệ tiêu hóa rất tốt, ngoài ra, mủ trôm còn có khả năng chữa được những bệnh như xơ gan, kiết lỵ, mụn nhọt.
Tốt cho hệ tim mạch
Mủ trôm có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu ở những người bị thừa cân, giúp ổn định huyết, hạn chế các nguy cơ mắc các bệnh xơ vữa mạch máu. Đồng thời, rất có lợi cho những người có lượng cholesterol và triglycerides cao.
Giải độc, mát gan
Tác dụng của mủ trôm là thanh nhiệt, giải độc, mát gan, cung cấp nhiều chất xơ và khoáng chất vi lượng rất tốt cho máu và da của con người.
Giúp ngủ ngon, giảm stress
Đối với những người bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc, không ngon thì có thể sử dụng mủ trôm để giúp cho bạn có những giấc ngủ ngon hơ xua tan đi những mệt mỏi sau một ngày làm việc vất vả.
Bạn có thể sử dụng khoảng 10 – 15g mủ trôm đem ngâm cùng với nước ấm cho đến khi nó nở ra hoàn toàn. Lấy mủ trôm đã nở đem pha với nước lọc và đường, uống mỗi ngày thì bạn sẽ có một giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn, tinh thần sảng khoái, đầy năng lượng cho ngày mới.
Mủ trôm giảm cân
Nhiều chị em phụ nữ thắc mắc uống mủ trôm có giảm cân không? Câu trả lời là khi sử dụng mủ trôm thì vô hình chung cần phải uống rất nhiều nước, mủ trôm lại có khả năng hút nước rất mạnh cho nên sẽ tăng cảm giác no và giúp các chị em giảm cân hiệu quả.
Việc giảm cân sẽ hiệu quả hơn nếu như bạn kết hợp luyện tập thể dục thể thao với ăn uống điều bổ, bổ sung nhiều rau xanh như rau khoai lang, các loại nước ép cam, chanh…
Làm đẹp da
Nhờ vào thành phần các polysaccharide cao phân tử, mủ trôm có tác dụng rất tốt trong việc điều trị tàn nhang, nám, vết thâm hoặc mụn. Mủ trôm có khả năng sinh ra chất chống oxy hóa có thể làm chậm quá trình lão hóa da, giúp cho bạn có một làn da tươi sáng, hồng hào và rạng rỡ hơn.
Các cách chế biến mủ trôm
Mủ trôm đường phèn
Nguyên liệu:
- 1 viên mủ trôm.
- 1 lít nước lạnh.
- 3 – 5 viên đường phèn.
- Dầu chuối.
Cách làm:
- Ngâm mủ trôm trong tô nước ấm từ 12 tiếng – 20 tiếng (tùy theo viên lớn hay nhỏ).
- Sau khi mủ trôm trương nở hết ta sẽ thấy lẫn trong nước có chất sệt trong như thạch.
- Sau đó, cho đường phèn vào nồi nước và đun trên bếp đến khi đường tan hết thì được. Để nước đường phèn thật nguội.
- Không dùng nước nóng để pha mủ trôm hoặc cho mủ trôm vào nấu chung với nước đường sẽ làm mất tác dụng của mủ trôm.
- Ngoài ra, bạn có thể đun sẵn nước đường phèn đặc, để nguội, sau đó sẽ pha thêm nước lọc vào cho độ ngọt vừa khẩu vị là được.
- Chế nước đường và vài giọt dầu chuối vào tô mủ trôm, sang nước vào bình và cất trong tủ lạnh hoặc bỏ đá vào nếu muốn uống ngay.
- Bạn có thể ngâm thêm hột é song song với ngâm mủ trôm. Khi hột é nở hết thì có thể pha chung với hạt mủ trôm để cho thức uống ngon và hấp dẫn hơn.
Mủ trôm hạt chia lá dứa
Nguyên liệu:
- 100g lá dứa (lá nếp).
- 20g mủ trôm khô.
- 1.5 lít nước.
- 100g đường.
- 1 muỗng hạt chia.
Cách làm:
- Mủ trôm ngâm với nước lạnh để qua đêm tuỳ kích cỡ mủ trôm to hay nhỏ mà thời gian có thể khác nhau.
- Lá dứa rửa sạch sẽ.
- Ngâm hạt chia.
- Nấu nước lá dứa 10-12 phút.
- Cho đường vào, bạn có thể cho thêm hoặc bớt đường theo khẩu vị.
- Sau đó, tắt bếp để nguội mới cho mủ trôm vào.
- Cho hạt chia vào hỗn hợp trên.
- Cuối cùng, đổ vào chai để ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
- Lưu ý không sử dụng quá 3 ngày kể từ khi chế biến.
Một số lưu ý khi sử dụng mủ trôm
Không nên đun nấu mủ trôm ở nhiệt độ cao vì nó sẽ làm phá hủy những cấu trúc bên trong mủ trôm, làm ảnh hưởng đến độ nhớt và làm mất tác dụng vốn có của nó.
Sử dụng mủ trôm đúng liều lượng, tùy theo độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe của người bệnh mà nên sử dụng liều lượng mủ trôm như thế nào cho hợp lý.
Không nên sử dụng mủ trôm bừa bãi như những loại thức uống khác, khi dùng tốt nhất nên ngâm với nước lạnh.
Người đang uống thuốc chữa bệnh thì không nên sử dụng mủ trôm vì nó có thể gây ra tác dụng phụ. Mủ trôm có độ nhớt khá cao sẽ làm tăng nồng độ hấp thu của thuốc vào cơ thể, gây ra tình trạng ngộ độc.
Những đối tượng không nên sử dụng mủ trôm như là: phụ nữ đang trong thời kì mang thai hoặc cho con bú, người có khối u nằm trong ruột…
Nên chọn những địa chỉ mua mủ trôm tin cậy, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Nếu sử dụng mủ trôm không có nguồn gốc rõ ràng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
Nói tóm lại, sử dụng mủ trôm đúng cách và hợp lý sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe, giúp phát huy được tất cả các tác dụng của mủ trôm. Tuy nhiên, mủ trôm cũng có thể mang lại các tác dụng phụ nếu như chúng ta lạm dụng quá đà.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...