Quả sung có nhiều vào từ tháng 8 đến đầu tháng 10 hàng năm. Theo đông y, quả sung vị ngọt chát, tính bình, giúp tăng cường tiêu hóa, giải độc, có thể sử dụng chữa viêm đau khớp, viêm ruột, kiết lị, trĩ, đau họng, mụn, nhọt, mẩn ngứa,... Nhựa của trái sung còn xanh có tác dụng ức chế các loại tế bào ung thư như ung thư mô liên kết, ung thư vú tự phát, làm chậm quá trình di căn.

Theo nghiên cứu hiện đại, quả sung chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citric acid, malic acid, auxin, các nguyên tố vi lượng như canxi, phot pho, kali... và một số vitamin như C, B1...

Kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm bước đầu cho thấy, quả sung có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp tăng cường mật độ xương tốt cho xương khớp và và phòng chống ung thư.

Ảnh minh họa

4 công dụng tuyệt vời của quả sung tươi với sức khỏe

Giúp ngừa táo bón

Mỗi ba quả sung có 5 gam chất xơ. Nồng độ chất xơ cao giúp tăng cường chức năng ruột và ngăn ngừa táo bón. Chất xơ làm tăng khối lượng và khối lượng đi tiêu, vì vậy nó không chỉ ngăn ngừa táo bón, mà còn giúp loại bỏ tiêu chảy và những cử động ruột không lành mạnh.

Giúp hạ cholesterol

Sung có chứa pectin, chất xơ hòa tan. Khi chất này di chuyển qua hệ thống tiêu hóa, nó về cơ bản sẽ kéo theo lớp cholesterol dư thừa và mang chúng đến hệ thống bài tiết và loại bỏ cholesterolkhỏi cơ thể. Là một chất xơ hòa tan, pectin từ quả sung cũng kích thích chuyển động ruột khỏe mạnh.

Tốt cho người bị tiểu đường

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ có công bố sung là một quả có chất xơ cao giúp chức năng kiểm soát bệnh tiểu đường. Quả sung giúp giảm lượng insulin cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường phải thường xuyên tiêm insulin. Những quả sung giàu Kali, giúp điều chỉnh lượng đường được hấp thụ vào cơ thể sau bữa ăn. Một lượng kali lớn có thể đảm bảo rằng lượng đường trong máu thường xuyên ổn định hơn, vì vậy quả sung có thể giúp bệnh nhân tiểu đường sống một cuộc sống bình thường.

Giúp phòng cao huyết áp

Người ta thường dùng natri dưới dạng muối, nhưng kali thấp và natri cao có thể dẫn đến cao huyết áp. Những quả sung có hàm lượng kali cao và ít natri, vì thế chúng là sự phòng ngừa hoàn hảo trước sự xuất hiện và ảnh hưởng của chứng cao huyết áp, sử dụng sung như một loại quả ăn vặt, có thể giải quyết các dây thần kinh và mang lại sự bình tĩnh cho ngày của bạn.

Tác hại của quả sung khi ăn không đúng cách 

Hãy ăn trái sung ở một mức độ vừa phải. Lượng đường trong quả sung có thể tăng lên nhanh chóng nếu bạn bổ sung thêm đường, hoặc ăn quá nhiều sung cùng lúc.

Nếu bạn có vấn đề về đường huyết, hãy cẩn thận với nước ép quả sung. Khi bị lược bỏ đi lượng chất xơ bên trong quả, nước ép quả sung có thể làm lượng đường trong máu của bạn tăng nhanh.

Quả sung có thể phản ứng với thuốc làm loãng máu. Cả trái sung tươi lẫn sấy khô đều giàu vitamin K làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Ảnh minh họa

4 nhóm người tốt nhất không nên ăn sung

Người có sỏi nội tạng

Vì trong quả sung chứa nhiều oxalate nên những người mắc bệnh thận khi ăn quả sung chất oxalate sẽ kết hợp với canxi tạo thành sỏi. Do đó, những người bệnh sỏi thận, sỏi mật nên hạn chế ăn để tránh tình trạng thêm nghiêm trọng.

Người bị hạ đường huyết

Mặc dù tác dụng của quả sung có thể giúp kiểm soát đường huyết trong máu nhưng những người đang có chứng hạ đường huyết mà ăn quả sung nhiều sẽ phần nào làm mức đường huyết trong cơ thể hạ xuống mức thấp. Từ đó gây ra các tính trạng chóng mặt, đau đầu, run rẩy, tim đập nhanh, vả mồ hôi, thị lực giảm, cảm thấy cáu gắt và da bị tái nhợt.

Người có da nhạy cảm

Nếu là người có làn da nhạy cảm, dễ dị ứng thì tốt nhất không nên ăn quả sung vì dễ gây ra các tình trạng như viêm mũi, viêm màng kết và sốc phản vệ. Để biết bản thân bị dị ứng quả này không thì nên ăn thử miếng nhỏ, nhai chậm rãi để xem cơ thể có biểu hiện gì không rồi mới tiếp tục ăn.

Người bị xuất huyết trực tràng, đau dạ dày

Theo đông y, đặc tính của quả sung chín là nóng, ăn nhiều sẽ gây xuất huyết trực tràng hoặc làm đau dạ dày. Ngoài ra khi đang mắc bệnh xuất huyết trực tràng thì không nên ăn quả sung vì sẽ làm cơ thể chảy máu không ngừng, ăn sung nhiều còn làm cơ thể bị thiếu máu.

3 bài thuốc chữa bệnh từ quả sung

Sung chữa đau dạ dày

Rửa sung sạch ngâm với nước muối pha loãng khoảng 20 phút. Sau đó vớt sung ra để ráo nước. Tiếp bổ quả sung làm đôi, đem phơi khô, sao vàng và tán thành bột mịn cho vào hũ để nơi thoáng mát.

Khi bị đau dạ dày, lấy 2 thìa cà phê bột sung đem pha với 100ml nước ấm uống. Mỗi ngày 2 – 3 lần trước hoặc sau khi ăn khoảng 30 phút đến 1 tiếng.

Hoặc lấy 3 quả sung khô cho vào ly nước ấm ngâm để qua đêm, sáng hôm sau ngủ dậy ăn và uống cả nước sung khi bụng đang trống rỗng. Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần, kéo dài 2 - 3 tháng.

Sung chữa viêm họng

Cách 1: Sung tươi sấy khô, tán bột rồi lấy một chút thổi vào họng.

Cách 2: Sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hàng ngày.

Chữa ho khan không có đờm

Sung chín tươi khoảng 50 - 100g gọt bỏ vỏ. Sau đó đem nấu với 50 - 100g gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Có thể cho thêm ít nho khô hoặc đường phèn cho dễ ăn.

Rối loạn tiêu hoá

Sung 30g, thái nhỏ, sao hơi cháy, mỗi ngày lấy 10g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, chế thêm một chút đường phèn, uống thay trà trong ngày.