Bất ngờ trước những công dụng của hạt gấc mà chị em thường hay vứt đi
Nội dung bài viết:
Giá trị dinh dưỡng của hạt gấc
Hạt gấc dẹt, vỏ ngoài cứng rắn như gỗ lim, màu nâu xám đến nâu đen. Quanh mép lại có răng cưa ngắn và to, còn hai mặt có những đường vân lõm xuống.
Hạt của quả gấc có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Mỗi gia đình khi chế biến món ăn từ gấc, hãy giữ lấy hạt gấc để dành làm thuốc. Trong nhân hạt gấc có chứa 55,3% chất lipid (béo), 16,6% chất protit (đạm), 1,8% tanin, 2,8% xenluloza, 6% nước, 2,9% chất vô cơ, 2,9% đường, 11,7% chất khoáng… Ngoài ra còn có một lượng nhỏ các men photphotoba, invedaxa… đều là những chất có lợi cho sức khỏe.
Theo các sách cổ, nhân hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, vào hai kinh can và đại tràng. Hạt gấc có thể dùng uống (ngày 1 nhân nướng chín), nhưng chủ yếu là dùng bôi ngoài không kể liều lượng .
Công dụng của hạt gấc
1. Hạt gấc chữa viêm xoang
Viêm xoang là một căn bệnh rất khó để điều trị dứt điểm. Nếu sử dụng kháng sinh trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng xấu đến các cơ quan khác trong cơ thể. Vì vậy, các phương pháp dân gian để điều trị viêm xoang được nhiều người tin tưởng. Sử dụng rượu gấc để điều trị viêm xoang cũng là một biện pháp an toàn, dễ sử dụng, mang lại hiệu quả nên được nhiều người lựa chọn.
Hạt gấc đem rửa sạch, để ráo nước, đem toàn bộ đi nướng trên bếp đến khi vỏ ngoài cháy sém, phần thịt bên trong chín mềm. Để số gấc đã nướng vào cối giã nhỏ, lấy cả vỏ và thịt. Ngâm phần gấc đã giã với rượu, để khoảng 2 – 3 ngày là có thể sử dụng.
Lấy khoảng 2 – 4 ml dung dịch rượu hạt gấc trị viêm xoang, dùng tăm bông bôi đều lên phần sống mũi. Massage nhẹ nhàng để dung dịch thấm sâu vào bên trong, sau 2 phút xì hết phần mủ đặc có trong xoang mũi, không nên xì mũi mạnh gây tổn thương mũi. Nên áp dụng mỗi ngày 2 – 3 lần, liên tục trong khoảng 5 ngày là sẽ thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.
Lưu ý hạt gấc bên cạnh tác dụng điều trị bệnh thì nó vẫn có tính độc, không nên lạm dụng. Nên nướng hạt gấc trước khi sử dụng để loại bỏ đi các độc tính bên trong hạt, không nên sử dụng hạt sống.
Rượu gấc chỉ có thể sử dụng ngoài da, không nên uống sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi áp dụng phương pháp này cho phụ nữ có thai hoặc là trẻ em.
2. Hạt gấc làm đen tóc
Lấy toàn bộ hạt gấc trong quả, cho 5 thìa đường sau đó đun cách thủy rồi ăn hết các màng ở hạt. Cứ một tuần làm như vậy một lần, trong vòng 3 tháng tóc sẽ mượt, đen và da trắng hồng.
3. Hạt gấc chữa bệnh trĩ
Hạt gấc được dùng chữa bệnh trĩ theo đường bôi hoặc đắp ngoài. Theo kinh nghiệm dân gian, kết hợp nguyên liệu này với giấm, rượu sẽ cho hiệu quả nhanh hơn.
Trước tiên cho hạt gấc vào cối giã nát, thêm rượu và giấm trắng vào trộn đều hỗn hợp. Ủ khoảng 5 phút để hạt gấc mềm và ngấm đều với các nguyên liệu còn lại. Bọc hỗn hợp trong một miếng vải sạch rồi áp vào hậu môn và giữ cố định trong 30 phút.
Cách ngày, bạn nên đắp thuốc một lần để búi trĩ bớt sưng ngứa và gây đau nhức khó chịu. Thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ để đạt được hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh việc dùng hạt gấc tươi, bạn cũng có thể nướng hạt gấc rồi ngâm chung với rượu làm thuốc bôi ngoài hậu môn chữa bệnh trĩ.
Lần lượt xếp hết hạt gấc vào vỉ và đem nướng chín trên bếp than. Giã nát hạt gấc rồi cho vào hũ thủy tinh, tiếp theo, đổ một lượng rượu trắng vừa đủ vào sao cho xâm xấp mặt hạt gấc. Vặn nắp hũ rượu lại cho chắc chắn rồi để nơi mát mẻ, không có ánh nắng trong 24 giờ.
Khi dùng, chỉ cần gạn một ít rượu hạt gấc ra chén, thấm vào bông gòn rồi thoa trực tiếp vào hậu môn, lặp lại cách chữa bệnh trĩ bằng hạt gấc ngâm rượu 2 – 3 lần mỗi ngày. Dùng ít nhất 2 tuần để thấy được hiệu quả.
Với những tác dụng được đồn thổi, hạt gấc được nhiều bệnh nhân sử dụng để chữa bệnh trĩ tại nhà, nhiều người còn kết hợp uống cả rượu hạt gấc. Điều này cực kỳ nguy hại bởi trong hạt gấc có chứa độc tố. Dù hàm lượng không đáng kể nhưng nếu dùng đường uống hoặc bôi ngoài không đúng cách vẫn có khả năng gây ngộ độc, dị ứng.
4. Hạt gấc chữa quai bị
Chuẩn bị 4 hạt gấc và 10ml rượu trắng. Lọc lấy phần nhân gấc phía bên trong. Đem nhân của hạt gấc tách được cho vào trong một bát rượu và khuấy đều, sau đó bôi vào vị trí bị sưng đau, mỗi ngày tiến hành bôi nhiều lần.
5. Hạt gấc trị mụn
Hạt gấc chứa hàm lượng chất béo khá cao và một loạt các dưỡng chất cần thiết cho làn da. Áp dụng công thức trị mụn bằng hạt gấc kết hợp với rượu nguyên chất 2 – 3 lần/tuần bạn sẽ sở hữu làn da sạch mụn, trắng hồng rạng rỡ hơn mỗi ngày.
Đầu tiên bạn dã nát hạt gấc rồi trộn đều với rượu nguyên chất đến khi hỗn hợp sánh mịn là được. Tiếp theo cần rửa mặt bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và tế bào chết bám trên da trước khi trị mụn để đạt hiệu quả cao nhất
Đắp hỗn hợp hạt gấc lên mặt, đặc biệt là các nốt mụn. Nằm thư giãn kết hợp massage nhẹ nhàng các nốt mụn khoảng 10 phút để các dưỡng chất từ hạt gấc thấm sâu vào da mụn phát huy hiệu quả tối đa. Cuối cùng rửa mặt lại bằng nước sạch.
Ngoài ra, công dụng của hạt gấc trong việc trị mụn còn có một phương pháp chế biến khác: Đốt hạt gấc trên bếp khoảng 5 phút, sau đó nghiền mịn chúng rồi trộn với dầu vừng đến khi hỗn hợp sền sệt là được. Rửa mặt bằng nước ấm trước khi điều trị mụn giúp tẩy sạch tế bào chết, loại bỏ bụi bẩn và làm lỗ chân lông nở rộng. Đắp hỗn hợp hạt gấc lên mặt, đặc biệt là các nốt mụn. Nằm thư giãn kết hợp massage nhẹ nhàng các nốt mụn khoảng 10 phút rồi rửa mặt lại bằng nước ấm.
6. Hạt gấc trị đau khớp
Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm dân gian đã chứng minh công dụng của hạt gấc trong việc chống viêm, giảm đau của hạt gấc trên thực nghiệm, việc bào chế cao chiết xuất từ hạt gấc làm kem bôi ngoài da mang lại hiệu quả cao trong điều trị.
Hạt gấc chín rửa thật sạch, để ráo, sao vàng hạ thổ (nướng trên than củi sao cho hạt gấc thật vàng, đổ ra báo trên nền đất khô ráo cho nguội). Sau đó, dùng dao tách vỏ, lấy ruột dập đều ngâm xâm xấp với rượu gạo 45-50 độ. Thời gian ngâm từ 10 ngày trở đi là có thể dùng được, nếu ngâm càng lâu thì tác dụng sẽ càng tốt.
Dùng một miếng bông gạc tẩm rượu gấc cho ướt rồi đắp lên chỗ đau băng lại. Thời gian đắp thuốc 30 phút. Lưu ý, chỉ nên dùng hạt gấc hoặc dầu gấc để bôi ngoài da (không bôi lên vết thương hở), không nên dùng đường uống khi chưa có sự tư vấn của thầy thuốc đề phòng ngộ độc.
Dùng rượu hạt gấc bôi vào chỗ sang chấn có tác dụng tốt gần như mật gấu. Vì thế trong dân gian đã mệnh danh cây gấc là “cây mật gấu”. Một vị thuốc đơn giản, dễ kiếm mà có hiệu quả rất tốt.
7. Chữa đau răng, chảy máu chân răng
Như cách chế biến rượu hạt gấc chữa đau khớp ở trên, loại rượu này có có tác dụng chữa đau răng, chảy máu chân răng: Ngậm 1 ngụm rượu vào miệng, ngậm 30 phút, lặp lại vào mỗi sáng và chiều, lưu ý không được nuốt vì hạt gấc có độc.
Có thế thấy, cây gấc một vị thuốc nam đa công dụng, không chỉ có tinh dầu gấu được dùng làm thuốc. Ngay kể cả hạt gấc cũng là vị thuốc có tác dụng điều trị bệnh rất hay. Sau khi hiểu rõ công dụng của hạt gấc, chị em sẽ có cái nhìn khác về loại hạt thường bị chúng ta bỏ quên.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...