Bài 1: Bình luận ‘ảo’, tổn tương ‘thật’

Đối với bắt nạt trực diện, bạn sẽ an toàn khi có người lớn bảo vệ bạn bên cạnh, hoặc ít ra bạn có thể sớm tìm được nơi ẩn náu tạm thời hoặc sẽ an toàn khi trẻ trở về nhà. Còn bắt nạt trực tuyến không dễ dàng như thế vì bạn luôn là mục tiêu cho dù bạn ở đâu, miễn là bạn có kết nối mạng, điều hiếm khi có thể tránh được trong thời đại kỹ thuật số này. Cho dù, bạn muốn tránh kết nối mạng, nhưng sự lo lắng, tò mò và sợ hãi luôn thôi thúc bạn truy cập vào internet, và bạn sẽ tổn thương khi nhận được những bình luận tệ hại, nhưng email, tin nhắn đe dọa ngay tại ngôi nhà của mình.

Ảnh minh họa: Internet

Động cơ nào khiến trẻ đi bắt nạt người khác?

Trẻ cần quyền lực và sự kiểm soát: Bạo lực học đường sẽ diễn ra khi những đứa trẻ này muốn trở thành người lãnh đạo, cần thống trị nhóm bạn cùng trang lứa và muốn những đứa trẻ khác phải nể phục chúng. Trong gia đình các trẻ này, các em thường chứng kiến ​​sự lạm dụng hoặc thống trị của cha mẹ mình với người khác khung quanh, hoặc chính các em có thể là nạn nhân của hành vi ngược đãi hoặc hành vi thô bạo, trừng phạt từ cha mẹ.

Trẻ thiếu sự đồng cảm từ người khác: Một số trẻ em thường có khả năng bẩm sinh dễ đồng cảm hơn với người khác, hay yêu thương động vật, v.v. trong khi những đứa trẻ khác có thể cần được dạy kỹ năng này khi chúng đang trưởng thành. Nếu cha mẹ và những người lớn khác không dạy kỹ năng này cho trẻ, đây có thể là nguyên nhân góp phần dẫn đến hành vi đi bắt nạt người khác.

Trẻ cho rằng mình có quyền được bắt nạt: Các em có thể may mắn sinh ra trong một gia đình có điều kiện, được nuông chiều, được cung cấp mọi thứ. Các em không bao giờ bị phạt bởi các hành vi không tốt. Dần dần, các em bắt đầu tin rằng mình ở tầng lớp trên, được đánh giá cao hơn hầu hết những người khác. Những đứa trẻ này bắt đầu hình thành niềm tin rằng chúng có thể làm bất cứ điều gì chúng muốn và thoát khỏi nó, kể cả việc đi bắt nạt chúng bạn.

Trẻ mong muốn được nổi tiếng: Những đứa trẻ này muốn trở thành đứa trẻ nổi tiếng nhất ở trường; trẻ đó muốn mọi người biết họ, thích, nể, sợ hay trở thành bạn của chúng. Họ có thể đến từ một gia đình mà cha mẹ luôn đánh giá con cái mình là “đứa trẻ xuất chúng, nổi tiếng”, và do đó trẻ cảm thấy áp lực rất lớn trong việc làm hài lòng cha mẹ mình.

Ảnh minh họa: Internet

Trẻ có cảm giác ghen tị hoặc không đủ hay lòng tự tôn thấp: Ngược lại với trường hợp trên, những trẻ đi bắt nạt này nhắm vào trẻ em và chọn chúng vì ghen tị. Đôi khi, hành vi bắt nạt của nhóm trẻ này nhằm vào những người cùng học mà họ cho là giỏi hơn, may mắn hơn họ. Hành vi của các em như là một nỗ lực để làm cho bản thân trẻ cảm thấy tốt hơn.

Những kiến thức ở trên giúp chúng ta khi biết được ai là kẻ bắt nạt thì sẽ dễ dàng hiểu được lý do tại sao họ lại nhắm vào một số trẻ em nhất định. Thông thường, không phải nạn nhân có những khác biệt lớn, mà nạn nhân chỉ tình cờ là một người đang phục vụ mục đích cho nhu cầu và cảm xúc của chính kẻ bắt nạt.

Những đặc điểm và dấu hiệu chung của những trẻ là nạn nhân của bắt nạt

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nạn nhân của bắt nạt có xu hướng sở hữu một số đặc điểm chung như sau:

Các em sống xa lánh xã hội hoặc tự cô lập mình với các bạn ở trường. Hoặc các em có tính cách nhạy cảm, dễ bị tổn thương hay tính cách thất thường, lập dị. Các em cũng có thể có chứng rối loạn lo âu. Sở dĩ vậy vì trẻ đi bắt nạt cần tìm một người dễ chế ngự và kiểm soát, trẻ có những đặc điểm này sẽ trở thành mục tiêu lý tưởng cho kẻ bắt nạt. Thông thường, sẽ dễ dàng hơn nhiều để thống trị một người thu mình, thường cô độc, nhạy cảm và hoặc lo lắng, hơn là một người hướng ngoại, được bạn bè vây quanh và tự tin. Ngoài ra, ngoại hình quá khổ hoặc quá còi cọc cũng là mục tiêu bị chế diễu.

Ảnh minh họa: Internet

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ em gặp khó khăn trong các nhiệm vụ xã hội sau đây có nhiều khả năng trở thành nạn nhân của những kẻ bắt nạt:

Trẻ thiếu khả năng nhận biết các tín hiệu phi ngôn ngữ của bạn bè vì dụ nhóm trẻ này không nhận ra được sự ra hiệu của bạn hay hành vi đảo mắt của nhóm đi bắt nạt hướng tới mình hay một bạn học đang gõ vào chân hoặc quay đầu lại để thúc giục họ khi họ đang kể một câu chuyện nào đó.

Những hiểu biết sâu sắc động cơ trẻ bắt nạt và đặc tính của trẻ hay bị bắt nạt là bước quan trong đầu tiên cho giải pháp chấm dứt sự bắt nạt.

Nếu trẻ có những dấu hiệu dưới đây có thể đang là nạn nhân của bắt nạt trên mạng: Trẻ tỏ vẻ bực bội, khó chịu sau khi truy cập vào mạng; Trẻ đột nhiên chán nản; Dường như đang tự cô lập mình với bạn bè hoặc gia đình; Giữ bí mật về việc sử dụng điện thoại hoặc internet của mình; Không thích đi học hoặc tham gia các hoạt động xã hội; Trẻ kêu đau đầu, đau bụng hoặc thay đổi thói quen ăn uống như ăn quá nhiều hoặc bỏ bê ăn; Trẻ có vẻ khó ngủ vào ban đêm; Mất hứng thú với sở thích yêu thích của bản thân; Bóng gió hoặc có hành vi tự làm tổn thương cơ thể hoặc ý định tự tử.

NCS TS. BS Nguyễn Bá Phước Anh

Viện trưởng viện Nghiên cứu Ứng dụng khoa học Tâm lý, Tâm thần và Thần kinh

Mời độc giả đón đọc "Bài 3: Cha mẹ nên làm gì khi con bị bắt nạt?" trên Phụ nữ sức khỏe vào ngày 8/3/2021.