Phụ Nữ Sức Khỏe

Bắt nạt trên không gian mạng - Bài 1: Bình luận ‘ảo’, tổn thương ‘thật’

Trong sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện giao tiếp thông minh như điện thoại thông minh, Ipad, song song với các ứng dụng như Facebook, Twister, Intergram, Tinder, hình thức bắt nạt trực tuyến ngày càng gia tăng và gây ra rất nhiều hậu quả tiêu cực cho nạn nhân trước mắt cũng như lâu dài.

Bắt nạt học đường hay xảy ra ở lứa tuổi cấp II và cấp III, có hai kiểu bắt nạt chính là bắt nạt truyền thống hay còn gọi là trực diện và loại bắt nạt trực tuyến qua các ứng ứng của mạng xã hội, qua điện thoại.

Trong sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện giao tiếp thông minh như điện thoại thông minh, Ipad, song song với các ứng dụng như Facebook, Twister, Intergram, Tinder, hình thức bắt nạt trực tuyến ngày càng gia tăng và gây ra rất nhiều hậu quả tiêu cực cho nạn nhân trước mắt cũng như lâu dài.

Ảnh minh họa: Internet

Nội dung bắt nạt trực tuyến thường là xúc phạm bằng cách gọi tên xấu chiếm 43%; Lan truyền những tin đồn sai lệch chiếm 32%; gửi cho một nhóm người khác những hình ảnh riêng tư mà bản thân nạn nhân không yêu cầu; Thường xuyên nhận được những câu hỏi đại loại, đang ở đâu? đang làm gì, đang ở cạnh ai? bởi ai đó không phải cha mẹ mình chiếm 21%; Bị đe dọa chiếm 16% và bị chia sẻ hình ảnh rộng rãi mà không được người trong ảnh hay sở hữu ảnh cho phép chiếm 7%.

Hậu quả nặng nề nhất của sự bắt nạt là nạn nhân bị bắt nạt tự tử chết. Trên thế giới mỗi năm có khoảng 800.000 người chết do tự tử. Tự tử là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở thanh thiếu niên từ 10–24 tuổi, chiếm hơn một phần tư số vụ tự tử trên thế giới. Nhiều nghiên cứu minh chứng rằng hành vi tự tử có mối liên hệ tỷ lệ thuận với hiện tượng bị bắt nạt ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

Ảnh minh họa: Internet

Hai trong nhiều câu chuyện tự tử vì bắt nạt đau lòng năm 2020

Shinnosuke Komatsuda, cậu bé mười năm tuổi vừa tốt nghiệp cấp III, đã kết thúc cuộc đời ở độ tuổi đẹp nhất của mình bằng cách nhảy lầu tự tử từ một tòa nhà ở Kawaguchi, Saitama, Nhật bản vào ngày 29/3/2020 vừa qua. Qua nhật ký của em, gia đình và giới chức mới biết đây là lần thứ 3 em tự tử, hai lần kia là tự tử bất thành, mà nguyên nhân chính là em bị bắt nạt kéo dài nhiều năm. Trong sổ nhật ký của mình, em viết “trời ơi! sang tới năm thứ 2 mà tụi bắt nạt  vẫn không bị xử lý, mình sẽ không tha thứ cho nhà trường và giáo viên vì sự thiếu trách nhiệm này”

Một nữ trung học dễ mến ở tỉnh Hồ bắc đã để lại bức thư ngắn cho cha mẹ trước khi tự tử tại nhà riêng vào ngày 9/5/2020 vì bị bắt nạt ở trường, bức thư có đoạn viết “Con xin lỗi bố mẹ, tất cả là do con... Do con không tốt nhưng hãy tha thứ cho sự yếu đuối của con, con thật sự muốn ở bên bố mẹ nhưng con không thể chịu đựng thêm nữa, con cảm thấy rất mệt mỏi". Vì sợ bắt nạt, em đã không dám đến trường nhập học. Thực tế đau xót là vào chính ngày khai giảng của năm học mới, có rất nhiều học sinh chọn là ngày tử tự khi không thể chịu đựng được.

Bắt nạt ảnh hưởng đến giới trẻ như thế nào?

Ảnh minh họa: Internet

Đa số trẻ trong độ tuổi vị thành niên (13-19 tuổi) là mục tiêu bắt nạt trên mạng hay còn gọi là bắt nạt trực tuyến. Những lời đồn thổi lan truyền là dạng gây rối phổ biến nhất. Hiện tượng nói trên xảy ra khắp nơi trên thế giới, không loại trừ quốc gia nào, cũng không có ranh giới trường, lớp, khu vực, hay thời gian. Nói cách khác, nếu như trước đây, ngôi nhà là “bức tường thành” kiên cố, bởi lẽ các em khi trở về đến nhà, là an toàn tuyệt đối, bỏ lại mọi thứ phiền não bên ngoài, thì ngày nay, bắt nạt trực tuyến đeo đuổi các em ngay cả khi các em đã về nhà.

Lý do là, việc trẻ sử dụng các phương tiện điện thoại, ipad thông minh truy cập vào các trang mạng xã hội không có giới hạn về thời gian và nơi chốn. Thực tế, bắt nạt trực tuyến nguy hiểm hơn rất nhiều bắt nạt trực diện và các hình ảnh bắt nạt tồn lưu lâu dài trên mạng, thậm chí lưu vết không bao giờ biến mất, gây sang chấn tâm lý cho nạn nhân lâu dài.

NCS TS. BS Nguyễn Bá Phước Anh

Viện trưởng viện Nghiên cứu Ứng dụng khoa học Tâm lý, Tâm thần và Thần kinh

Mời độc giả đón đọc "Bài 2: Dấu hiệu chung của những trẻ là nạn nhân của bắt nạt" trên Phụ nữ sức khỏe vào ngày 4/3/2021.

NCS TS. BS Nguyễn Bá Phước Anh

Tin liên quan

Trẻ sơ sinh bị đờm trong cổ họng, mẹ nên xử lý như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị đờm trong cổ họng thường sẽ làm ảnh hưởng và gây khó khăn cho bé trong...

3 loại nước từ thiên nhiên giúp mẹ gọi sữa về ồ ạt, con tăng cân khỏe mạnh, ngọt mát...

Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng cần thiết nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu nguồn sữa...

Bé thở mạnh bụng phập phồng nguyên nhân do đâu?

Bé thở mạnh bụng phập phồng luôn làm cho cha mẹ lo lắng bởi bất cứ dấu hiệu nào của...

Quan niệm cổ hủ về ở cữ mà rất nhiều người vẫn tin sái cổ

Ở cữ là giai đoạn cơ thể cần nghỉ ngơi để phục hồi sau sinh. Tuy nhiên, thời gian này...

Hy hữu: Bé gái 11 tuổi nhập viện vì nhiễm độc thủy ngân từ nhiệt kế cặp nhiệt độ

Một cháu bé phải nhập viện vì bị nhiễm độc thủy ngân qua da khi người nhà vẩy nhiệt kế...

Tức giận vì bị lấy điện thoại, cháu 'táng cả tô cơm vô mặt bà ngoại'

"Không hiểu con có bị ma nhập hay không mà nó lại hành xử như vậy?" - một phụ huynh...

Bé 1 tuổi cấp cứu do cha mẹ rửa mũi nhầm bằng cồn 90 độ

Sau rửa mũi 3 tiếng, gia đình mới biết rửa nhầm cồn 90 độ. Bé K. được chuyển vào viện...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

6 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

6 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

21 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

21 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

21 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 1 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 1 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 6 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình