Bắp cải rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu thuộc 1 trong nhóm người này tốt nhất không nên ăn tránh rước họa vào thân
Bắp cải là thực phẩm giàu dinh dưỡng, lượng vitamin trong bắp cải cao hơn nhiều so với các loại rau củ khác. Thành phần dinh dưỡng và lượng vitamin trong bắp cải nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt và 3,6 lần so với khoai tây. Ngoài ra, vitamin A và P trong cải bắp kết hợp với nhau làm cho thành mạch máu bền vững hơn. Trong cải bắp còn có các chất chống ung thư như sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và indol-33 carbinol.
Theo khoa học, bắp cải rất tốt để chữa bệnh như tốt cho tim mạch, ngừa ung thư, giải độc cơ thể, tốt cho não, tốt cho mắt, giảm đau nhức, chống suy nhược thần kinh…
Ngăn ngừa ung thư: Bắp cải và các loại rau cùng họ có chứa một chất có thể chống lại tế bào ung thư trong cơ thể.
Tốt cho tim mạch: Hàm lượng kali trong bắp cải rất nhiều, tốt cho sức khỏe tim mạch và duy trì lưu thông máu khỏe mạnh đồng thời tránh tắc nghẽn các mạch máu đến tim. Hàm lượng kali cao trong bắp cải là một trong những loại thực phẩm được khuyến cáo tốt cho bệnh tăng huyết áp.
Tăng cường miễn dịch: Trong bắp cải cũng có rất nhiều loại vitamin này, do đó công dụng của bắp cải còn là làm cho hệ thống miễn dịch phát triển mạnh hơn.
Giảm trọng lượng cơ thể: Bắp cải là một trong những loại rau tốp đầu được đề nghị cho những người muốn giảm cân một cách tự nhiên lành mạnh.
Sức khỏe xương cốt: Bắp cải chứa các khoáng chất như canxi, magiê và kali. Khoáng chất này được biết đến với khả năng duy trì sức khỏe của xương.
Nhuận tràng: Lợi ích của bắp cải còn giống như việc ăn các loại rau khác, bắp cải cũng là một loại rau giúp việc đại tiện dễ dàng do có nhiều hàm lượng chất xơ trong rau.
Tốt cho thai nhi: Axit folic rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, vì vậy, cho phụ nữ mang thai ăn bắp cải giúp hỗ trợ nhu cầu dinh dưỡng axit folic.
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu bạn thuộc nhóm người dưới đây tốt nhất không nên ăn nhiều rau bắp cải:
Người bị bướu cổ: Bắp cải là một loại rau có chứa goitrin, đây là chất có tác dụng chống oxy hóa nhưng lại có thể gây bướu cổ. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không nên ăn bắp cải vì nếu không sẽ làm tuyến giáp hoặc bướu cổ phù to ra.
Người hệ tiêu hóa kém: Ăn bắp cải dễ sinh ra nhiều khí, đầy bụng đặc biệt là khi ăn sống. Do đó, những người bị đau dạ dày, hay bị chướng bụng, đầy hơi nên hạn chế ăn bắp cải sống.. Những người bị táo bón, tiểu ít nên ăn bắp cải đã nấu chín, tránh ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối.
Người bị sỏi thận: Ăn nhiều bắp cải càng làm cho bệnh trầm trọng hơn vì bắp cải chứa nhiều acid oxalic, có thể làm tăng khả năng hình thành sỏi ở thận, gây ra sỏi thận. Bên cạnh đó, người bị suy thận nặng, phải chạy thận nhân tạo cũng không nên dùng.
Lưu ý không kết hợp bắp cải với 3 thực phẩm sau:
- Không ăn cùng dưa chuột vì ăn cùng bắp cải sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vitamin C.
- Không ăn bắp cải cùng gan động vật sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng.
- Không ăn bắp cải tím với táo vì sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng trong cả hai loại thực phẩm này.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...