Những thực phẩm không nên bảo quản trong qua đêm

Nộm

00:00
00:09
00:39
 
 

 

Các món nộm được rất nhiều gia đình ưa chuộng trong ngày Tết vì vừa giúp đa dạng mâm cơm Tết vừa chống ngán hiệu quả. Tuy nhiên, đây là món ăn dù còn thừa nhiều cũng không nên để qua đêm.

Thông thường, nộm là món ăn được trộn giữa thịt với các loại rau củ quả khác nhau và không qua làm nóng ở nhiệt độ cao. Điều này khiến trong món nộm vẫn có thể ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn. Khi bảo quản nộm ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh, các vi khuẩn này vẫn có khả năng sinh sôi, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, ảnh hưởng hệ miễn dịch.

Ngoài ra, nguy cơ ngộ độc khi ăn nộm để qua đêm là không tránh khỏi bởi việc bản quản không đúng cách có thể làm phát triển vi khuẩn như Enterobacteriaceae, Salmonella... Những vi khuẩn này có thể gây ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, nôn mửa, sốt và các triệu chứng khác.

Ảnh minh họa.

Rau có màu xanh

Các loại rau có màu xanh chứa hàm lượng nitrat rất cao. Khi nitrat bị nấu chín và để trong một thời gian dài, chúng sẽ chuyển sang nitrit, là một chất gây ung thư cực kỳ nguy hiểm.

Mặc dù ăn rau lá xanh qua đêm không trực tiếp gây ung thư, nhưng ăn những thực phẩm này sau một đêm trong thời gian dài có thể gây ra một số tác động tiêu cực, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, huyết áp cao, bệnh tim mạch...

Vì vậy, nếu ăn không hết tốt nhất là nên bỏ đi, tuyệt đối không nên để qua đêm, đặc biệt là rau chân vịt, cần tây, dưa chuột, cần tây. Tốt nhất nên ăn rau xanh tối đa trong vòng 2-3 giờ sau khi nấu.

Hải sản qua đêm

Tết đến, nhiều gia đình chọn mua hải sản cho các bữa liên hoan. Tuy nhiên, hải sản đã nấu chín không thể để qua đêm.

Hải sản để qua đêm dễ tạo ra các sản phẩm chuyển hóa của quá trình phân hủy protein, nếu ăn quá nhiều có thể gây tổn hại lớn đến chức năng các cơ quan như gan, thận... cũng như làm tăng nguy cơ mắc bệnh khác. Chính vì vậy, với hải sản qua đêm nên bỏ càng sớm càng tốt, không nên vì tiết kiệm mà gây hại cho sức khỏe.

Ngoài ra, khi protein trong hải sản bị phân huỷ có thể gây mùi khó chịu cũng như sản sinh ra nitrit cũng gây hại cho cơ thể con người.

Ảnh minh họa.

Trứng lòng đào

Trứng là loại thực phẩm quen thuộc trong các gia đình dù là ngày thường hay dịp lễ Tết. Trứng khi chưa được luộc chín hoàn toàn có thể chứa một số loại vi khuẩn, vi rút gây hại cho cơ thể. Nếu để qua đêm, hàm lượng vi khuẩn trong trứng lòng đào cũng sẽ tăng lên rất nhiều. Điều này có thể làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe, thậm chí là ung thư.

Các sản phẩm làm từ đậu nành

Một số sản phẩm đậu nành có thể bảo quản được qua đêm nhưng tốt nhất nên chế biến chúng càng sớm càng tốt. Tuy rất giàu protein nhưng vi sinh vật có trong những thực phẩm này khi tiếp tục phát triển trong môi trường tủ lạnh cũng sẽ khiến protein trong đó phân hủy thành nitrit và làm tăng nguy cơ ung thư.

Ảnh minh họa.

Làm thế nào để bảo quản thực phẩm qua đêm an toàn?

Trên thực tế, việc bảo quản thực phẩm qua đêm là không thể tránh khỏi, nhất là trong những ngày Tết. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, các gia đình cần lưu ý một số vấn đề khi bảo quản thực phẩm Tết trong tủ lạnh.

Trước mỗi dịp Tết, các gia đình nên chú ý đến việc vệ sinh tủ lạnh. Trong tủ lạnh hay có hiện tượng đọng đá, những nước đá đọng lại có thể mang những vi khuẩn của những thực phẩm trước vô hình chung khiến thực phẩm bị lây nhiễm vi khuẩn.

Trong tủ lạnh có những thực phẩm tươi sống hoàn toàn như thịt, cá nhưng cũng có những loại thực phẩm đã được nấu chín như giò, chả, bánh chưng. Vì vậy, không nên để chung thực phẩm sống với thực phẩm chính để tránh hiện tượng “nhiễm chéo” .

Khi bảo quản thực phẩm, cần chia nhỏ thực phẩm thành từng phần trước khi cho vào tủ lạnh thay vì để cả khối lớn. Chẳng hạn, khi để đông đá cả tảng thịt lớn, các gia đình phải mang ra cả khối thực phẩm và dùng dao chặt nhỏ lấy một phần để sử dụng, thì phần thực phẩm không sử dụng tới sẽ bị tan đá và lại bị nhiễm vi khuẩn. Vì vậy, nếu bảo quản thực phẩm kích thước lớn chúng ta nên làm sạch sau đó thái thành từng miếng vừa phải cho từng bữa ăn, bọc lại rồi mới bỏ vào trong tủ lạnh, ăn phần nào lấy ra phần ấy.

Ảnh minh họa.

Với thực phẩm đã nấu chín, lưu ý làm nguội thực phẩm nóng về cùng mức nhiệt độ phòng càng nhanh càng tốt rồi cho vào tủ lạnh có thể làm giảm sự sinh sản và phát triển của vi khuẩn thực phẩm.

Thực phẩm sẽ an toàn nếu để ở nhiệt độ phòng không quá 2 giờ. Sau 2 giờ, vi khuẩn trong thực phẩm bắt đầu sinh sôi và có thể gây ngộ độc. Vì vậy, nếu thực phẩm đã để ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ thì không nên tiếp tục tiêu thụ.

Nhiệt độ tối ưu để bảo quản thực phẩm qua đêm vào tủ lạnh là dưới 4°C. Thời gian lưu trữ trong tủ không nên quá 48 giờ đồng hồ. Vượt quá thời gian này sẽ có nguy cơ vi khuẩn phát triển và không nên ăn. Cùng với đó, cũng nên đặt thực phẩm vào các hộp hoặc túi riêng để tránh lẫn mùi.