Tình trạng trẻ em tử vong là những cái chết của trẻ em dưới 15 tuổi, kể cả trẻ sơ sinh. Chuyện sinh lão bệnh tử là điều mà không ai có thể tránh khỏi và trẻ em cũng vậy. Tuy nhiên, theo như những số liệu thống kê hàng năm thì hầu hết những nguyên nhân khiến trẻ em tử vong điều có thể ngăn chặn được.

Năm 2017, trên thế giới đã có khoảng 6,3 triệu trẻ em dưới 15 tuổi tử vong vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Đáng nói hơn cả là hầu hết những nguyên nhân đó điều có thể ngăn chặn được. Báo động hơn, là 5 căn bệnh này vì cứ mỗi 5 giây lại cướp đi 1 “mầm xanh bé bỏng” của chúng ta và nước ta lại có rất nhiều. Đó là các bệnh viêm phổi, tiêu chảy, bệnh sởi, sốt rét và đặc biệt là suy dinh dưỡng.

Theo như một báo cáo mới đây vào ngày 18.09, thì Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã liệt kê ra một loạt những nguyên nhân khiến trẻ em vong mạng như thiếu nước sạch, vệ sinh, dinh dưỡng, thiếu chăm sóc y tế, tiêu chảy, nhiễm trùng máu,... Trong đó, trẻ em tử vong dưới 5 tuổi và trẻ sơ sinh chiếm hơn ½ con số này hàng năm.

Theo như lời chuyên gia Laurence Chandy, thuộc Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) nói rằng: “Với những giải pháp đơn giản như thuốc, nước sạch và vắc xin thì con số trẻ em dưới 15 tuổi tử vong có thể được cắt giảm đáng kể”.

Tuy nhiên, điều đáng buồn là chúng ta lại không thể hành động kịp thời để ngăn chặn điều này được. Ước tính thì từ giai đoạn năm 2018 cho đến năm 2030 thì số trẻ em tử vong dưới 5 tuổi có thể lên đến con số 56 triệu trẻ.

Nguyên nhân tử vong chủ yếu của trẻ từ 4-15 tuổi là do tai nạn, chấn thương và đuối nước. Ảnh minh họa: Internet

Thống kê hàng năm cho thấy, trong số những trường hợp trẻ em tử vong dưới 5 tuổi thì có phân nửa là ở khu vực Châu Phi. Cụ thể, thì vào năm 2017 tại khu vực này cứ 13 trẻ lại có 1 trẻ tử vong trước 5 tuổi.

Còn ở các nước có thu nhập cao hay các nước phát triển, thì tỉ lệ này rơi vào khoảng 185 trẻ sẽ có 1 trẻ tử vong bởi các nguyên nhân kể trên. Đó là theo báo cáo của WHO kết hợp với UNICEF và Ngân hàng Thế giới (WB).

Còn đối với trẻ từ 4-15 tuổi thì nguyên nhân tử vong chủ yếu lại là do tai nạn, chấn thương và đuối nước.

Đối với trẻ em trên toàn thế giới, thì WHO đã khuyến cáo với tất cả các bậc phụ huynh rằng tháng thời gian đầu tiên sau khi trẻ chào đời chính là giai đoạn quý báo và quan trọng nhất. Theo đó, thì trong năm 2017 ước tính có đến 2,5 triệu trẻ tử vong trong tháng đầu tiên sau khi lọt lòng mẹ.

Cũng dựa vào số liệu thống kê này đã cho thấy rằng, đa phần những trẻ sinh ra ở Châu Phi và các nước Đông Nam Á thường có nguy cơ tử vong cao hơn đến gấp 9 lần so với các trẻ được sinh ra ở các nước phát triển, có thu nhập cao.

Tuy là vậy, nhưng theo số liệu hàng năm từ WHO thì tỉ lệ trẻ tử vong trên toàn cầu hiện đang có xu hướng giảm. Số trẻ em tử vong dưới 5 tuổi đã giảm đáng kể từ 12,6 triệu năm 1990 xuống còn 5,4 triệu vào năm 2017. Số ca tử vong ở trẻ lớn từ 5 đến 14 tuổi giảm từ 1,7 triệu xuống dưới 1 triệu trong cùng thời kỳ.

Nhưng để con số này giảm xuống mức thấp nhất có thể thì lại rất cần sự nỗ lực và một lòng cùng hành động vì quyền lợi trẻ em của tất cả chúng ta.