Bạn đã sẵn sàng cho hành trình chuẩn bị mang thai chưa?
Trừ những trường hợp mang thai ngoài ý muốn thì chắc hẳn tất cả chúng ta đều có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi mang thai. Các kiến thức đó có thể đến từ các cuộc trò chuyện với những người từng trải, gia đình, bạn bè, bác sĩ, các chuyên gia hay kiến thức trên mạng xã hội, sách báo…Các nỗi lo đó thường là tình trạng sức khỏe, chế độ ăn, thuốc men, tập thể dục, quá trình sinh nở và trách nhiệm làm cha mẹ khi có con. Các mẹ bỉm tương lai cần lưu ý một số điều cơ bản sau:
1. Đi bác sĩ khám tiền sản
Để kế hoạch thai nghén được chu toàn, bạn nên tìm đến bác sĩ để chuẩn bị sức khỏe để mang thai. Bác sĩ sẽ tìm hiểu tiền sử bệnh của bạn, gia đình bạn cũng như các loại thuốc bạn đang dùng để không ảnh hưởng đến quá trình thụ thai. Loại nào bác sĩ khuyên không được tiếp tục uống thì bạn phải ngưng để đảm bảo sức khỏe khi chuẩn bị mang thai. Đến với bác sĩ, bạn sẽ được tư vấn nên ăn gì trước khi mang thai, tập thể dục như thế nào, cách chủng ngừa ra sao Đồng thời, một số bệnh lý thường gặp cũng được bác sĩ khuyến cáo kiểm soát kỹ như tiểu đường, hen suyễn, huyết áp cao và xét nghiệm máu, pap smear (xét nghiệm tế bào tử cung) để kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một bài kiểm tra di truyền để chắc chắn không ai trong hai vợ chồng mắc các bệnh lý nghiêm trọng về di truyền, chẳng hạn như bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm. Một cuộc hẹn với nha sĩ là một điều hết sức quan trọng. Việc thay đổi nội tiết tố khi mang thai sẽ khiến bạn dễ bị các bệnh nha khoa. Nồng độ progesterone và estrogen tăng cao cũng sẽ làm ảnh hưởng đến nướu răng.
2. Ngừng sử dụng những chất độc hại
Bên cạnh đó, cần tránh xa các môi trường độc hại, nếu bạn bị nhiễm chất phóng xạ hoặc hóa chất tại nơi làm việc thì sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Ngoài ra, khi sử dụng các sản phẩm tẩy rửa như thuốc trừ sâu, thuốc tẩy, bạn cũng phải hết sức cẩn thận. Cần từ bỏ những thói quen có hại như rượu, bia, các thức uống có cồn, hút thuốc hoặc ma túy vì có thể gây sinh non, sẩy thai và sức khỏe của thai nhi. Ngoài ra, một thực phẩm mẹ chuẩn bị mang thai cần chủ động ngừng uống là chất caffeine. Tiêu thụ những thực phẩm có chứa caffeine, bởi vì hấp thụ caffeine quá nhiều có thể làm giảm khả năng sinh sản. Bạn không nên dùng quá 200ml cà phê mỗi ngày.
3. Chuẩn bị mang thai nên uống thuốc bổ gì?
Mẹ nên có kế hoạch uống bổ sung dưỡng chất trước khi mang thai ít nhất 3 tháng để có một phôi thai khỏe mạnh từ một chất lượng trứng tốt. Thời gian để trứng trưởng thành trong buồng trứng của mẹ là 3 tháng trước khi chín, rụng. Hãy đảm bảo trứng tốt khi gặp tinh trùng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trước giai đoạn mang thai vẫn cần bổ sung axit folic, can-xi và sắt để giúp phòng ngừa các dị tật ống thần kinh, phát triển hệ xương của em bé trong giai đoạn mang thai và sau sinh, chống thiếu máu cho mẹ trong thời gian mang thai. Cần có sự tư vấn của bác sĩ trước khi chọn bổ sung thuốc gì vì có loại phù hợp với người này nhưng không phù hợp với người khác, đặc biệt là những mẹ có bệnh lý gan, thận.
4. Ngăn ngừa nhiễm trùng cho mẹ và bé
Mẹ nên quan tâm đến vấn đề nhiễm trùng bằng cách rửa tay thường xuyên khi nấu ăn, nhiệt độ tủ lạnh đảm bảo ở mức 2- 4ºC và nhiệt độ tủ đông ở - 18ºC. Nên ăn những thức ăn đã được nấu chín vì đồ sống chứa rất nhiều vi khuẩn, tăng nguy cơ tử vong và sẩy thai. Nên mang găng tay khi làm vườn hoặc đổ rác để tránh bị nhiễm khuẩn, đồng thời têm ngừa cúm để phòng ngừa bệnh.
Hành trình chuẩn bị mang thai nên giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ. Đừng quá lo lắng, mang thai là một cuộc hành trình thú vị, điều quan trọng là bạn phải biết chăm sóc bản thân mình cẩn thận. Đừng quên trang bị tài chính và kiểm tra xem bệnh viện bạn khám thai có được ghi nhận sử dụng bảo hiểm hay không để hạn chế chi tiêu ở mức thấp nhất vì mang thai sẽ tiêu tốn khá nhiều. Tất cả các kiến thức trên là nền tảng tương đối cho những ai có kế hoạch sinh em bé, bạn không phải băn khoăn chuẩn bị mang thai nên làm gì nữa nhé.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.