Dinh dưỡng trong nước mía

Những ly nước mía mát lạnh luôn là thức uống yêu thích của đông đảo người dân Việt Nam. Không chỉ có tác dụng giải khát, nước mía còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Theo nghiên cứu dinh dưỡng, thành phần dưỡng chất trong nước mía khá phong phú. Trong 100 gam nước mía có chứa 84 gam nước, 0,2 gam chất đạm, 0,5 gam chất béo, 12 gam đường, nguyên tố vi lượng (canxi, phốt pho, sắt,...) và các vitamin (B1, B2, C, D,...) Bên cạnh đó, nước mía còn chứa nhiều axit hữu cơ và các loại enzym rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Giải rượu bằng nước mía là cách đơn giản mà ít ai biết đến - Ảnh minh họa: Internet

Y học Cổ truyền gọi mía là cam giá, vu giá, can giá,... Dược liệu này có vị ngọt, tính lạnh, thường được dùng để thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân nhuận táo, trị khô miệng, táo bón, sốt cao và giải bia rượu.

Giải rượu bằng nước mía

Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại thức uống giải rượu: Nước chanh, nước gừng, trà canh. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể giải rượu bằng nước mía.

Cách giải rượu bằng nước mía đã được lưu trong những ghi chép y học từ thời cổ xưa. Một số nội dung ghi chép tại sách Bản thảo cương mục "Giá tương, chỉ ẩu uyết phản vị, khoan hung cách” (nước mía cầm nôn ọe, làm khoai khoái lồng ngực) và Tùy tức cư ẩm thực phổ "Cam giá cam lãnh thanh nhiệt, hòa trung nhuận tràng, giải tửu tiết ưu, hóa đàm sung dịch” (mía ngọt mát thanh nhiệt, tốt cho tiêu hóa, nhuận tràng, giải rượu, trừ đàm và bổ sung dịch thể), cho thấy nước mía có tác dụng giải rượu hiệu quả.

Theo những ghi chép từ cổ xưa, bạn hoàn toàn có thể giải rượu bằng nước mía - Ảnh minh họa: Internet

Như vậy, theo những ghi chép từ cổ xưa, bạn hoàn toàn có thể giải rượu bằng nước mía cực hay. Khi uống quá chén, hãy uống thêm một ít nước mía để giải rượu, hạn chế tình trạng nôn mửa, choáng váng khi say.

Nước mía còn có tác dụng chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe. Theo đó, bạn hãy thêm vào ly nước mía một ít gừng tươi để chữa chứng nôn mửa, điều hòa nhanh chóng lượng nước đã mất trong cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể nấu cháo bằng nước mía để thanh trừ hư nhiệt, nhuận phế, trị táo bón hiệu quả.

Khi uống quá chén, hãy uống thêm một ít nước mía để giải rượu, hạn chế tình trạng nôn mửa, choáng váng khi say - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, mía có tính lạnh và hàm lượng đường khá cao, những người bị tỳ vị hư yếu, đầy bụng, đi phân lỏng và mắc bệnh tiểu đường không nên uống nước mía.