Bị nhiệt miệng nên ăn gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Khi mắc bệnh, việc ăn uống trở nên khó khăn, tâm trạng theo đó cũng xấu đi. Căn bệnh này thường hay bắt gặp ở phụ nữ hơn là nam giới. Và đặc biệt chúng còn có thể lây lan trong gia đình nếu dùng chung vật dụng hàng ngày. 

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng còn được biết đến với cái tên gọi khác là loét áp-tơ (loét aphthous). Hình dạng của chúng thường tròn, đường kính nhỏ hơn 1 cm và không sâu.

Nhiệt miệng thường xuất hiện ở bên trong hai má, dưới lưỡi hoặc nướu. Những hình tròn này thường có màu trắng đục. Hoặc màu vàng ở giữa và viền đỏ ửng xung quanh. Thời gian đầu bạn sẽ có cảm giác ngứa và hơi rát. Khi vết nhiệt bắt đầu lở ra, chúng sẽ gây đau nhức cho bạn cả khi ăn, uống và nói.

 Nhiệt miệng thường xuất hiện bên trong môi, hai má, nướu và dưới lưỡi - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Nhiệt miệng thường xuất hiện ở độ tuổi thanh thiếu niên và phụ nữ có nguy cơ mắc phải nhiều hơn nam giới. Người ta đã đưa ra nhiều cách lý giải khác nhau, song cho đến nay vẫn chưa có kết quả nghiên cứu khoa học nào chỉ ra nguyên nhân chính dẫn đến nhiệt miệng. 

Tuy nhiên, vẫn có một vài nguyên nhân có thể dẫn đến nhiệt miệng như chấn thương do bàn chải đánh răng, răng vô tình cắn phải hai bên má khi ăn hoặc dùng nhiều đồ ăn cay, chua.

Bên cạnh đó, sự thiếu hụt vitamin B12, sắt, axit folic cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng. Mặc dù chưa có nguyên nhân cụ thể nhưng bị nhiệt miệng nên ăn gì để hạn chế cơn đau và nhanh lành thì đã có cơ sở hẳn hoi.

Bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Rau ngót

Theo Đông y, rau ngót có tính mát, vị ngọt nên được xem là vị thuốc tốt giúp làm mát, giải độc, thanh lọc cơ thể. Trong rau ngót chứa nhiều vitamin C, chất xơ và nhiều khoáng chất như: canxi, phốt pho,...giúp chữa nhiệt miệng vô cùng hiệu quả.

Cách chế biến rau ngót trị nhiệt miệng rất đơn giản. Bạn có thể đem chúng nấu canh với mọc đơn giản. Lưu ý, món canh này bạn không nên nêm quá mặn, hơi nhạt một chút để không làm vết nhiệt lở ra.

Canh rau ngót được xem là câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi "bị nhiệt miệng nên ăn gì?" - Ảnh minh họa: Internet

Chanh tươi

Nếu chưa biết bị nhiệt miệng nên ăn gì thì chanh tươi là một lựa chọn không tồi. Mặc dù khi nhiệt miệng cần hạn chế đồ chua, song nếu biết cách chế biến, chanh tươi sẽ trở thành một vị thuốc vô cùng hiệu quả. Nước cốt chanh tươi chứa lượng lớn vitamin C và vô vàn khoáng chất giúp loại bỏ những vi khuẩn có hại gây ra lỡ miệng. 

Bạn có thể kết hợp chanh với sả và hạt chia để làm nước uống. Tương tự như chanh, sả có tác dụng diệt khuẩn và hạt chia giúp thanh nhiệt. Ba nguyên liệu này kết hợp với nhau là nước uống thì nhiệt miệng sẽ nhanh chóng khỏi ngay.

Cách làm rất đơn giản. Sả mua về mang đi rửa sạch, chặt khúc và cho vào nồi nấu cùng ít đường phèn. Nước sả xôi, cho thêm vào ít nước cốt chanh và hạt chia. Nước chanh sả hạt chia chua chua ngọt ngọt sẽ giúp bạn giảm đau nhanh chóng.

Nước cốt chanh tươi kết hợp với sả và hạt chia có tác dụng điều trị nhiệt miệng vô cùng hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Khổ qua

Từ xưa, khổ qua luôn nằm trong danh sách những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tính mát và đắng có trong khổ qua giúp giải nhiệt nhanh chóng. Bên cạnh đó, khổ qua còn có lượng vitamin A dồi dào rất tốt cho cơ thể. Vì khổ qua khá đắng nên làm nước uống sẽ khó. Thay vào đó, bạn có thể bổ sung chúng vào bữa ăn hằng ngày bằng cách nấu canh với thịt. 

Thịt heo mua về băm nhuyễn cùng nấm mèo, nhồi vào ruột khổ qua. Sau đó cho vào nồi hầm đến khi vỏ khổ qua chín mềm. Nước canh đăng đắng, có chút vị ngọt mát, húp một ít đã thấy cơn đau dễ chịu hơn.

Canh khổ qua tuy đắng nhưng đây được xem là món ăn vàng giúp ngăn ngừa và điều trị tốt bệnh nhiệt miệng - Ảnh minh họa: Internet

Nước sâm rong biển

Bị nhiệt miệng nên ăn gì không phải là câu hỏi khó nếu bạn biết đến nước sâm rong biển. Đây được xem là phương thuốc hiệu quả trong điều trị nhiệt miệng.

Cách chế biến thức uống này cũng tương đối đơn giản. Bạn chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu như: rong biển tươi, hoa cúc, lá thuốc dòi, la hán quả, cây mã đề và râu bắp. Sau đó cho tất cả vào chung một nồi, đổ lượng nước vừa đủ và nấu khoảng 45 phút đến 1 giờ. Bài thuốc nam này không chỉ giúp giải nhiệt mà còn giải khát rất tốt.

Những nguyên liệu làm nước sâm rong biển đều có tác dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt những ngày thời tiết nắng nóng - Ảnh minh họa: Internet

Cháo cá lóc

Cá lóc sống ở sông nên lành tính và điều trị nhiệt miệng vô cùng tốt. Tuy nhiên, không phải mọi món ăn chế biến từ cá lóc đều mang lại hiệu quả. Để điều trị nhiệt miệng hiệu quả bạn vẫn nên ưu tiên món cá lóc nấu cháo.

Cháo mềm, dễ ăn lại không cần phải nhai quá nhiều nên sẽ không ảnh hưởng đến những vết lở. Vì thế chưa biết bị nhiệt miệng nên ăn cháo gì thì hãy tham khảo món cháo cá lóc.

Cháo cá lóc dễ ăn, không tốn nhiều sức nhai nên tránh được trường hợp vết thương do nhiệt miệng lở ra - Ảnh minh họa: Internet

Súp gà

Tương tự như cháo cá lóc, súp gà cũng mềm và dễ nuốt nên rất tốt với những ai đang bị nhiệt miệng. Vậy súp gà cần thêm những nguyên liệu nào để tốt cho sức khỏe?

Chỉ cần một ít thịt gà luộc xé sợi, nấm mèo, nấm đông cô, 1 quả trứng và ít bột năng là có thể làm ra được món ăn. Tất cả những nguyên liệu này đều rất tốt cho người bị nhiệt miệng. Một lưu ý nhỏ khi nấu súp gà là bạn nên nêm vừa ăn, không cho tiêu và ớt.

Súp gà là một trong những món tốt nhất giúp ngăn ngừa và điều trị nhiệt miệng hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, uống nhiều nước và vệ sinh răng miệng sạch sẽ cũng là cách giúp đẩy lùi những vi khuẩn gây hại. Mỗi ngày bạn nên đánh răng hai lần sáng và tối để đảm bảo các mảng bám thức ăn được loại bỏ. Bàn chải đánh răng nên chọn loại lông mềm và cách 3 tháng thay 1 lần. Đặc biệt, kể cả khi cơ thể khỏe mạnh, bạn vẫn nên đến nha sĩ 6 tháng 1 lần để kiểm tra răng miệng.

Bổ sung nhiều loại nước ép trái cây tươi vào thực đơn trước và sau bữa ăn rất tốt cho cơ thể. Nhưng bị nhiệt miệng nên ăn trái cây gì? Những loại trái cây như: cam, chuối, bưởi, đu đủ,...chứa nhiều vitamin C và khoáng chất giúp chữa lành các tổn thương ở vùng niêm mạc và mô nướu do nhiệt miệng gây ra. Vì thế ngay khi những vết nhiệt còn là đốm nhỏ, chưa lan ra nơi khác, bạn nên nhanh chóng bổ sung những loại thực phẩm này.

Bị nhiệt miệng nên kiêng gì?

Bên cạnh những thực phẩm giúp hỗ trợ tốt trong việc điều trị nhiệt miệng thì cũng có những loại thực phẩm bạn nên hạn chế hoặc không dùng.

Trước hết để ngăn ngừa nhiệt miệng hoặc đang trong quá trình bị nhiệt miệng, bạn nên hạn chế những loại thực phẩm cay nóng, nhiều chất béo và khó tiêu,...Những loại thực phẩm này tích tụ lâu ngày sẽ dẫn đến viêm niêm mạc, xuất hiện tình trạng nhiệt miệng.

Không sử dụng đồ uống chứa nhiều cồn và caffeine như rượu, bia, cà phê,...Những đồ uống này sẽ làm chậm quá trình lành vết thương.

Bạn nên hạn chế rượu bia và những thức uống chứa cồn, cafeine trong quá trình điều trị bệnh nhiệt miệng - Ảnh minh họa: Internet

Bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời câu hỏi bị nhiệt miệng nên ăn gì một cách hoàn hảo. Những loại thực phẩm này không chỉ giúp điều trị nhiệt miệng hiệu quả mà còn cung cấp cho cơ thể một lượng lớn vitamin và khoáng chất.