Là một loại trái cây đặc sản vùng miền, sầu riêng có mùi thơm nồng và hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Vậy về mặt dinh dưỡng, ăn sầu riêng có tác dụng gì? Chúng ta hãy tìm hiểu ngay sau đây để có cách sử dụng sao cho hợp lý nhất nhé.

Sầu riêng không ra trái quanh năm mà nó chỉ theo mùa vụ và thường là bắt đầu từ những tháng 4 hàng năm. Sầu riêng là trái có múi, gai cứng và nhọn, hình thù đặc trưng nên bạn dễ dàng phân biệt được so với các loại trái cây khác.

Ăn sầu riêng có tốt không?

Sầu riêng chứa nhiều vitamin B, C, protein, chất béo, hàm lượng sắt cao cùng nhiều khoáng chất khác. Những thành phần này cần thiết cho mọi hoạt động sống của cơ thể.

Sầu riêng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe cơ thể (Ảnh: Internet)

Nhờ các dưỡng chất này mà sầu riêng giúp cơ bắp phát triển tốt, hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho người vừa mới khỏi bệnh, duy trì hệ xương khớp rắn chắc, tăng cường trao đổi chất, kích thích tiêu hóa tốt. Đồng thời, ăn sầu riêng còn giúp phòng chống táo bón, kích thích vị giác làm tăng cảm giác ngon miệng.

Không dừng lại ở đó, sầu riêng còn giúp ngăn ngừa lão hóa, tăng cường lượng cholesterol tốt, hỗ trợ cho hệ tim mạch hoạt động tốt hơn, kiểm soát huyết áp duy trì ở mức ổn định, giúp ngủ ngon giấc hơn.

Chính vì các lợi ích này mà việc bổ sung món ăn từ sầu riêng được đánh giá cao để giúp bạn chăm sóc sức khỏe toàn diện nhất.

Ăn sầu riêng đúng cách tốt cho sức khỏe

Tuy sầu riêng tốt cho sức khỏe, nhưng bạn cũng không nên lạm dụng ăn quá nhiều vì sẽ có thể gây tác dụng ngược. Chỉ nên ăn với lượng vừa phải, cách ngày một lần thì càng tốt.

Nếu bạn không thích ăn sầu riêng thì có thể xay sinh tố, làm kem, bánh, kẹo với nguyên liệu chính là sầu riêng nhé.

Ăn sầu riêng với lượng vừa đủ mỗi ngày là tốt cho cơ thể (Ảnh: Internet)

Những lưu ý khi ăn sầu riêng

Sầu riêng có hàm lượng cao dầu sunfur có thể gây ức chế hoạt động tế bào, là nguyên nhân gây ra tình trạng ngộ độc cơ thể. Đối với bệnh nhân bị suy thận không nên ăn nhiều sầu riêng vì lượng kali chưa được lọc kỹ sẽ gây ra hiện tượng tim đập loạn nhịp.

Nếu bạn không muốn mụn bị mọc lên nhiều thì nên hạn chế ăn sầu riêng vì nó có tính nóng, dễ làm mụn mọc và cả bị nhiệt miệng.

Sầu riêng có tính nóng nên ảnh hưởng xấu đến bao tử, bạn cần kết hợp thêm các loại trái cây thanh mát khác như dưa hấu, táo, đu đủ,... để giảm độ nóng do sầu riêng gây ra.

Không được ăn sầu riêng với các loại đồ uống có cồn để giảm tình trạng ngộ độc. Bà bầu ăn sầu riêng có thể dẫn đến tình trạng bị táo bón, khó ngủ, xuất huyết hay đột quỵ.

Như vậy, qua bài viết này, bạn đã biết được ăn sầu riêng có tác dụng gì và cách dùng hợp lý nhất. Hãy đảm bảo sức khỏe gia đình bạn tốt hơn khi thông qua bài viết này nhé.