Bài thuốc giúp liền xương hiệu quả ngay tại nhà
Nội dung bài viết
Thời gian liền xương gãy
Khi gặp phải trường hợp xương bị gãy hay chịu tổn thương nhiều người thường lo lắng không biết mất thời gian bao lâu thì phần xương bị gãy sẽ liền lại và không còn ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt, làm việc. Tuy nhiên trên thực tế phần liền xương không phải là quá trình hồi phục nhanh mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Khi mới bị gãy xương các bài thuốc giúp liền xương ban đầu cũng là yếu tố tác động đến việc liền xương nhanh hay chậm. Do đó, trong giai đoạn đầu khi nghi ngờ bị gãy xương cần phải được sơ cứu và điều trị đúng cách.
Đối với những phần xương bị gãy ở những bộ phận nhỏ như ngón tay, ngón chân thì thời gian liền xương thông thường là từ 4 - 6 tuần. Thế nhưng cũng có trường hợp kéo dài hơn 3 tháng. Những tổn thương lớn hơn thì cần can thiệp y khoa mạnh hơn và thời gian lành cũng lâu hơn rất nhiều.
Đặc biệt thời gian liền xương còn phụ thuộc người bị gãy xương có các bệnh lý mãn tính đi kèm như tiểu đường, phổi, loãng xương… vì những bệnh lý này có thể khiến thời gian liền xương lâu hơn.
Sau 6 tháng, người bị gãy xương có thể lao động, làm việc, mang vác được như bình thường mà không cần lo ảnh hưởng đến các xương đã từng bị gãy.
Dấu hiệu nhận biết xương đang liền
Sau khi áp dụng các bài thuốc giúp liền xương tại vị trí gãy xương sẽ xuất hiện 2 quá trình liền xương được gọi là liền xương nguyên phát và liền xương thứ phát.
Dấu hiệu liền xương nguyên phát
Liền xương nguyên phát (liền xương trực tiếp) là hiện tượng cấu trúc lại sự liên tục của vỏ xương cứng ở người bệnh. Dấu hiệu thường thấy nhất là tại khu vực 2 đầu xương gãy sẽ hình thành các mạch máu nhỏ và các tế bào nguồn gốc trung mô sẽ xuất hiện biến hóa thành các tạo cốt bào.
Đồng thời tại các vị trí đầu các xương bị gãy thấy hiện tượng tiêu xương sinh lý và dần hình thành cầu xương trực tiếp qua khoảng trống giữa 2 đầu xương.
Dấu hiệu liền xương thứ phát
Liền xương thứ phát (liền xương gián tiếp) có sự liên quan chặt chẽ đến vai trò của màng xương
Quá trình này diễn ra người bệnh có thể thấy được các dấu hiệu xương đang lành thông qua việc cấp máu cho ổ gãy của tủy xương bị gián đoạn và màng xương sẽ trở thành nguồn cung cấp chính cho ổ gãy. Ngoài ra, các tế bào của màng xương dưới sự hoạt hóa nhanh chóng sẽ hình thành nên cấu trúc xương tương tự tình trạng canxi hóa trong màng xương và cấu trúc xương nội tủy.
Khi cấu trúc can xương cứng tăng dần về kích thước thì tại vị trí gãy, xương mới sẽ được hình thành giống như sự canxi hóa tủy xương và có quá trình phát triển xương với sự tham gia của cấu trúc sụn.
Các món ăn giúp nhanh liền xương
Không chỉ có bài thuốc giúp liền xương là quan trọng mà chế độ ăn uống khoa học sau điều trị cũng đóng vai trò chính quyết định thời gian phục hồi gãy xương nhanh hay chậm. Do đó, người bệnh cần tham khảo một số món ăn dưới đây để hỗ trợ tốt cho quá trình liền xương được diễn ra nhanh chóng.
Canh xương ống hầm nấm
Món ăn này chứa nhiều canxi – thành phần không thể thiếu trong quá trình tạo xương cũng như phát triển xương cho cơ thể. Lượng canxi trong cơ thể tập trung chủ yếu ở xương và răng (99%) và 1% còn lại nằm rải rác tại các bộ phận khác.
Do đó, việc bổ sung nhiều canxi với món xương ống hầm nấm vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ chất đạm và các vi chất cần thiết giúp xương khớp nhanh chóng hồi phục.
Cách thực hiện
- Bước 1: Chuẩn bị xương ống 400g, đậu hủ non 100g, nấm rơm 100g, nấm bào ngư 150g, nấm kim châm 100g, gừng non, ngò rí, hành lá, các gia vị,…
- Bước 2: Rửa sạch xương ống và đem chần sơ
- Bước 3: Đổ khoảng 1,5 lít nước vào nồi và cho xương ống vào hầm khoảng 30 phút
- Bước 4: Trong lúc hầm thường xuyên vớt bọt
- Bước 5: Gừng thái lát mỏng sau đó cho vào nồi hầm cho xương chín mềm
- Bước 6: Đậu hũ và lá hành bỏ sau cùng và nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Cá diếc hấp
Cá diếc hấp nằm trong danh sách những món ăn tốt cho người bị đau xương khớp hay gãy xương. Nhờ hàm lượng protein cao cùng các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phục hồi xương khớp. Đây là món ăn cực kỳ có lợi cho người bệnh đang trong giai đoạn liền xương nhưng vẫn còn sưng đau.
Cách thực hiện
- Bước 1: Chuẩn bị cá diếc 200g, sa nhân 50g, gừng, hành lá, muối, bột năng, rượu và dầu ăn
- Bước 2: Đầu tiên rửa sạch sa nhân và giã thành bột nhuyễn
- Bước 3: Bỏ ruột cá, đánh vảy, rửa sạch và để ráo nước
- Bước 4: Trộn đều các gia vị đã chuẩn bị sau đó thoa đều cả bên trong và bên ngoài cá
- Bước 5: Tiếp đến cho sa nhân vào bụng và thân cá đem hấp cách thủy khoảng 15 phút
- Bước 6: Phi hành lá và gừng thái mỏng
- Bước 7: Cho cá hấp ra dĩa và rưới 1 ít xì dầu cùng hỗn hợp dầu vừa phi lên trên
Canh sườn heo nấu bông cải
Theo các chuyên da cho thấy trong mỗi 100g bông cải thì có đến 80mg canxi. Do đó, đây là thực phẩm mà người bị gãy xương cần bổ sung nhiều. Hơn nữa, bông cải còn chứa nhiều chất xơ có khả năng hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
Cách thực hiện
- Bước 1: Chuẩn bị bông cải 300g, sườn heo 300g, bột ngọt, hành ngò, muối, tiêu
- Bước 2: Rửa sạch sườn heo sau đó cho vào nồi nấu với lửa vừa, vớt bọt thường xuyên
- Bước 3: Bông cải ngâm nước muối và rửa sạch
- Bước 4: Sườn sau khi hầm mềm thì cho bông cải vào nấu chín
- Bước 5: Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp
Gà ác hầm tam thất
Gà ác hầm tam thất là món ăn được nhiều người dùng để bồi bổ sau phẫu thuật hay người bị chấn thương. Món ăn này cực kỳ tốt cho xương khớp bởi hàm lượng canxi cao, cung cấp đầy đủ acid amin và các dưỡng chất khác cho cơ thể.
Cách thực hiện
- Bước 1: Chuẩn bị 1 con gà ác, tam thất tươi hoặc khô, long nhãn, ngó sen, hạt sen
- Bước 2: Gà đem rửa sạch và cho vào nồi cùng các nguyên liệu khác ninh trong khoảng 30 phút – 1 giờ
- Bước 3: Sau khi gà chín nước chuyển sang màu nâu và có mùi thơm nhẹ của thuốc bắc.
Cây thuốc trị xương gãy
Cành xương rồng leo
Bài thuốc giúp liền xương này có tác dụng hành huyết, tiêu sưng và giảm đau hiệu quả.
Cách dùng: Chuẩn bị cành xương rồng leo, vỏ rễ cây củ khởi, lá cây rẻ quạt, gừng tươi và muối ăn. Đầu tiên gọt bỏ lõi xương rồng và đem các nguyên liệu khác rửa sạch. Sau đó thái nhỏ, giã nhuyễn cùng với muối. Tiến hành bó vào nơi xương gãy, đặt nẹp và băng cố định thật chặt. Nhớ thay thuốc mỗi ngày 1 lần.
Lá thanh táo (tiếp cốt thảo) tươi
Lá thanh táo được nhiều thấy thuốc nam khuyên dùng bó gãy xương với tác dụng tiêu viêm, hành huyết, giảm đau và liền xương nhanh chóng.
Cách dùng: Hái lá và ngọn non với liều lượng vừa đủ dùng cho vết thương. Đầu tiên đem rửa sạch và giã nhuyễn. Sau đó bó thuốc vào chỗ xương gãy, đặt nẹp và băng cố định cho chặt. Khi khu vực xương gãy đã ổn định thì mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Những bài thuốc giúp liền xương ở trên khá an toàn và hiệu quả. Đặc biệt cách thực hiện lại vô cùng đơn giản. Vì thế, người bệnh cần tham khảo và áp dụng ngay để rút ngắn thời gian phục hồi nhanh nhất có thể.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...