Nguyên nhân gây đau đầu và mất ngủ

Bỏ qua yếu tố tác động từ bệnh lý, rất nhiều trường hợp mất ngủ và đau đầu là do rối loạn hoạt động của não và hệ thần kinh. Nguyên nhân gây ra những tình trạng này sẽ khác nhau tùy vào từng độ tuổi

Đối với trẻ nhỏ, tình trạng trên thường xảy ra do hệ miễn dịch còn yếu. Đồng thời, cấu tạo của các cơ quan chưa hoàn thiện cũng dễ bị tổn thương bởi các tác động dù rất nhỏ.

Có thể sử dụng các bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ cơ thể  - Ảnh minh họa: Internet

Ở độ tuổi thanh thiếu niên và đang đi làm, mất ngủ và đau đầu thường gắn liền với những căng thẳng trong công việc và cuộc sống. Bên cạnh đó, việc ngủ không đủ giấc, thức quá khuya và lạm dụng chất kích thích (đặc biệt là cà phê) cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này.

Còn đối với người già, tình trạng trên thường đến từ sự suy yếu hoạt động của các cơ quan trọng cơ thể. Đồng thời, hệ miễn dịch của họ cũng bị suy yếu và rất dễ bị tổn thương.

Đau đầu và mất ngủ thường được chia thành 3 loại. Nó được xem là thoáng qua nếu kéo dài dưới 1 tuần. Cấp tính khi đau đầu và mất ngủ kéo dài từ 1 – 4 tuần. Quá thời gian này, người ta xếp nó vào dạng mạn tính.

Đối với những trường hợp đau đầu và mất ngủ chức năng (không do bệnh lý) thì việc dùng thuốc chỉ là giải pháp chữa cháy tạm thời. Bởi các loại thuốc này chỉ khiến người bệnh tạm thời không có cảm giác đau. Những tổn thương và rối loạn hoạt động của cơ thể vẫn còn đó và không được giải quyết triệt để.

Cách hữu hiệu nhất trong những trường hợp này là cần điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt hợp lý. Đồng thời, bồi bổ sức khỏe để nâng cao sức đề kháng cũng là điều rất quan trọng. Song song đó, bạn có thể sử dụng các bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ cơ thể tái cân bằng, trong đó có việc dùng lá đinh lăng chữa đau đầu, mất ngủ cũng rất hiệu quả.

Tại sao có thể chữa đau đầu bằng lá đinh lăng?

Một trong những thảo dược chữa đau đầu và mất ngủ được nhiều người đánh giá cao là lá đinh lăng - Ảnh minh họa: Internet

Một trong những thảo dược chữa đau đầu và mất ngủ được nhiều người đánh giá cao là lá đinh lăng. Trước đây, người ta thường biết đến giá trị dược liệu của loại cây này nhờ vào rễ. Cách dùng phổ biến là làm rượu đinh lăng để tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, hầu hết các bộ phận của cây này đều có thể dùng làm thuốc. Đặc biệt là dùng lá đinh lăng chữa đau đầu.

Tương tự như rễ, lá đinh lăng cũng có saponin và rất nhiều thành phần quan trọng khác. Các nhà đã chứng minh được rằng dược tính của lá có thể hoạt hóa nhẹ và đồng bộ vỏ não. Điều này tác động rất tốt lên hệ thần kinh.

Bên cạnh đó, thành phần của lá đinh lăng còn làm tăng biên độ điện thế não, tăng khả năng tiếp nhận thông tin của các tế bào thần kinh. Đồng thời, nó còn tăng hoạt động phản xạ có điều kiện. Chính những điều này giúp người dùng lá đinh lăng có được sự tập trung cao trong học tập và làm việc.

Ngoài ra, thành phần của lá đinh lăng còn giúp tăng sức đề kháng, an thần và thông kinh lạc. Nhờ đó, nó giúp người dùng có được giấc ngủ ngon và sâu. Chất lượng giấc ngủ được đảm bảo là điều kiện quan trọng để cải thiện tình trạng đau đầu hoặc căng thẳng. Bên cạnh đó, khi thức dậy, người dùng còn cảm thấy sảng khoái và tỉnh táo.

Các bài thuốc chữa đau đầu từ lá đinh lăng

1. Lá đinh lăng chữa đau đầu và mất ngủ nhẹ

Thành phần của lá đinh lăng còn giúp tăng sức đề kháng, an thần và thông kinh lạc - Ảnh minh họa: Internet

Những trường hợp này thường có nguyên nhân do suy nhược cơ thể. Bài thuốc cần những nguyên liệu gồm: lá đinh lăng khô, tam diệp, cỏ mực, rau má và lá vông (mỗi loại 20g), hoàng liên, bạch linh và hoàng bá (mỗi loại 10g) và 16g cây trinh nữ.

Nấu các nguyên liệu trên với 700ml nước. Cho đến khi nước sắc lại còn 300ml là có thể dùng được. Lượng thuốc sắc này chia thành 2 lần. Dùng vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Uống liên tục trong khoảng 1 tuần hoặc khi không còn bị đau đầu và mất ngủ nữa.

2. Lá đinh lăng chữa đau đầu và mất ngủ mạn tính

Để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng đau đầu và mất ngủ mạn tính bằng lá đinh lăng kết hợp với các vị thuốc Đông y, bạn phải kiên trì nhiều hơn. Nguyên liệu cần cho 1 thang thuốc uống 1 ngày là: Lá đinh lăng khô 24g, tam diệp và lá vông (mỗi loại 20g), liên nhục 15g và tâm sen 12g.

Lá đinh lăng chữa đau đầu và mất ngủ mạn tính - Ảnh minh họa: Internet

Cách chế biến và liều dùng tượng tự bài thuốc số chữa đau đầu và mất ngủ dạng nhẹ. Tuy nhiên, thời gian dùng phải kéo dài liên tục trong 10 ngày. Sau đó ngừng 3 ngày rồi tiếp tục dùng cho đến khi tình trạng đau đầu và mất ngủ được cải thiện.

3. Làm gối lá đinh lăng để có giấc ngủ ngon

Đây là một trong những cách dùng lá đinh lăng chữa mất ngủ được nhiều mẹ bỉm sử dụng để bé yêu ngủ ngon giấc, không quấy khóc khi ngủ. Người trưởng thành và nhất là người già cũng có thể dùng cách này để cải thiện chất lượng giấc ngủ và tình trạng đau đầu.

Công đoạn thực hiện khá công phu và cần sự khéo léo. Lá đinh lăng sau khi rửa sạch sẽ mang đi phơi khô. Tuy nhiên, không được phơi dưới ánh nắng trực tiếp. Nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, lá sẽ mất đi mùi thơm. Lá cần được phơi để đạt độ khô vừa tới (vẫn còn độ dẻo và không bị giòn).

Tiếp đến, mang lá đã phơi khô sao vàng. Nhiệt độ không được quá nóng. Khi lá có mùi thơm thì mang đi hút ẩm. Cuối cùng trộn lá đinh lăng với bông gòn. Tỷ lệ là 2 phần bông gòn kết hợp với 1 phần lá. Quá nhiều lá sẽ tạo ra mùi hắc và phản tác dụng. Bên cạnh đó, bạn cần chọn vỏ gối làm từ chất liệu cotton với khả năng thấm hút mồ hôi tốt.

Huyết áp thấp có uống được lá đinh lăng không?

Không chỉ là uống được mà lá đinh lăng còn rất tốt cho những người mắc bệnh huyết áp thấp. 

Nước lá cây đinh lăng rất tốt cho sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet

Bài thuốc như sau:

Chuẩn bị: 150 – 200g lá đinh lăng tươi, 3 lát gừng tươi.

Cách thực hiện:

Đem lá đinh lăng tươi đi rửa sạch, cho vào nồi và nấu cùng với khoảng 200ml nước. Khi thấy nước sôi, cho gừng vào rồi khuấy đều. Sau khoảng vài phút, mở nắp ra và đảo lên. Cứ lặp đi lặp lại vài lần như vậy rồi tắt bếp.

Chắt nước thuốc ra ly rồi uống. Để tiết kiệm công sức, sau khi uống hết nước lượt đầu, đổ thêm khoảng 200ml nước vào rồi đun sôi tiếp. Dùng nước này để uống lần 2, thực hiện thường xuyên để mang đến tác dụng tốt.

Có nên uống lá đinh lăng thường xuyên không?

Có thể thấy, nước lá cây đinh lăng rất tốt cho sức khỏe và nhất là những người gặp các vấn đề về đau đầu, mất ngủ, huyết áp thấp… Vậy uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không, có thể uống nhiều nước lá đinh lăng có tốt không hoặc thay nước lọc để uống mỗi ngày được không? 

Trả lời thắc mắc này, các chuyên gia cho biết, mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng trong cây đinh lăng có chứa nhiều Saponin, dùng quá liều thì tác hại của cây đinh lăng mang lại là hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể, người mệt mỏi khó chịu…

Chỉ nên sử dụng nước lá đinh lăng với liều lượng cho phép - Ảnh minh họa: Internet

Chỉ nên sử dụng nước lá đinh lăng với liều lượng cho phép, lạm dụng sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, tiêu chảy, phá vỡ hồng cầu. Với người khỏe mạnh, tốt nhất không nên dùng lá đinh lăng uống thay nước trà để tránh các tác động xấu đến sức khỏe.

Có thể khẳng định, chỉ nên uống nước lá đinh lăng với liều lượng nhất định khi gặp phải các vấn đề đã đề cập trên. Không nên uống nước lá đinh lăng thường xuyên trong thời gian dài. Nếu thích uống loại nước lá này, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Qua bài viết trên, chúng ta đã biết được các bài thuốc dùng lá đinh lăng chữa đau đầu, mất ngủ hoặc chứng huyết áp thấp. Tuy nhiên, việc sử dụng loại lá này cần đúng liều lượng, không sử dụng liên tục trong thời gian dài để tránh mang lại các tác dụng phụ ngoài ý muốn.