Theo Đông y, quá trình phát dục của cơ thể cũng tức là quá trình biến hóa thịnh suy của thận khí. Bình thường con gái 7 tuổi, con trai 8 tuổi thận khí vượng cơ thể có sự biến đổi như răng thay, tóc dài... Con gái khoảng 14 tuổi thiên quý đến bắt đầu có kinh nguyệt,  từ 21 - 35 tuổi mạch xung nhâm và thận khí thịnh, từ 35 tuổi trở lên thận khí bắt đầu suy kém dần, đến khoảng 49 tuổi thiên quý kiệt, kinh nguyệt hết.

Nếu như độ tuổi mãn kinh trung bình của người phụ nữ là từ 45 - 55 tuổi thì không có ít người mãn kinh từ rất sớm ngoài 30 tuổi.

Khi bước vào mãn kinh sớm buồng trứng người phụ nữ không còn hoạt động nữa theo đó khả năng sinh sản cũng mất, kéo theo các vấn đề: rối loạn kinh nguyệt, vận mạch, giấc ngủ và hay lo lắng, căng thẳng…

Dùng bài Ích kinh thang:

Nhân sâm 12g, đương quy 20g, sinh táo nhân 12g, đơn bì 8g, sa sâm 12g, bạch thược 12g, sài hồ 8g, bạch truật 40g, thục địa 40g, đỗ trọng 8g, sơn dược 8g.

Sơn thù có tác dụng bổ can thận, chắc tinh khí

Phân tích các tính vị:

Bạch thược: dạng thuốc bổ huyết, điều kinh, nhuận gan, chỉ thống. Dùng trong các bệnh xuất huyết, băng huyết, ho ra máu, trĩ huyết, máu cam… Có rượu để khử tính hàn tăng cường dưỡng huyết,  điều kinh.

Đương quy: có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết và chỉ huyết theo từng bộ phận của rễ. Tuy nhiên tác dụng bổ huyết là chủ yếu. Ngoài ra còn sử dụng tác dụng điều kinh giảm đau, nhuận tràng thông tiện. Thuốc không tẩm chích thiên về bổ huyết hoạt tràng. Chế rượu làm tăng tác dụng hoạt huyết thông kinh. Đương quy sao với rượu: tẩm rượu và đương quy phiến, ủ 30 phút cho rượu ngấm đều. Sao nhỏ lửa đến khi có màu vàng đậm, mùi đặc trưng. Cũng có thể sao đương quy nóng tới già, phun rượu vào, tiếp tục sao tới màu vàng đậm hoặc xuất hiện trên mặt phiến các chấm đen, mùi thơm đặc trưng.

Đỗ trọng: Bản kinh nói về công dụng của đỗ trọng: “Chủ yếu tích thống, bổ trung, ích tinh khí, kiện gân cốt, cường chí, trị âm nang ngứa chảy nước, tiểu gắt”.

Kết quả nghiên cứu dược lý học hiện đại cho thấy, đỗ trọng có tác dụng hạ huyết áp, giảm cholesterol trong huyết thanh, làm giãn mạch, tăng lưu lượng máu trong động mạch vành tim; làm hưng phấn hệ thống tuyến vỏ thượng thận - tuyến yên, ức chế cơn co tử cung, lợi niệu, trấn tĩnh, cải thiện khả năng sinh hoạt tình dục.

Nhân sâm: tính ấm, vị ngọt, có công dụng đại bổ nguyên khí, ích thận, tráng dương, bổ tỳ, ích phế, sinh tân chỉ khát, dùng để chữa chứng thận dương hư, mệnh môn hỏa suy. Phân tích bằng dược lý hiện đại cho thấy, nhân sâm trong thành phần hóa học có chứa ginsenosid, có tác dụng làm hưng phấn vỏ thượng thận, thúc đẩy công năng các tuyến sinh dục, làm tăng tiết các hoóc - môn sinh dục.

Sơn thù: có tác dụng bổ can thận, chắc tinh khí.

Thục địa: có vị ngọt, mùi thơm, tính hơi ôn; có tác dụng nuôi thận, Để bổ âm thì thục địa là “thuốc thánh”.

Sơn dược (hoài sơn): kiện tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận, chỉ tả lỵ, chữa di tinh, mộng tinh và hoạt tinh.

Đương quy có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết

Bạch truật: vị ngọt đắng, mùi thơm, tính ấm, vào 2 kinh tỳ và vị. Có tác dụng bổ tỳ vị, trừ thấp nhiệt, sinh tân dịch. Dùng trong các trường hợp công năng của tỳ vị hư nhược, tiêu hoá không tốt, bụng đầy trướng, đau, buồn nôn, phù thũng, tiểu tiện khó khăn, chữa sốt ra mồ hôi.

Sa sâm: có vị ngọt, hơi đắng, tính mát; quy kinh Phế, Vị. Công dụng: Dưỡng âm thanh phế, tả hoả, chỉ thấu, ích vị sinh tân. Chủ trị: viêm phế quản mạn tính, ho, ho khan; bệnh nhiệt bao tân dịch, gầy róc, lưỡi khô, khát nước.

Đơn bì: có vị cay, đắng, tính hơi hàn, vào 4 kinh tâm, can, thận và tâm bào. Có tác dụng thanh huyết nhiệt, tán ứ huyết. Dùng chữa nhiệt nhập doanh phận, phát cuồng kinh giản, thổ huyết, máu cam, lao nhiệt cốt trưng, kinh bế.

Sài hồ: được coi là vị thuốc chủ yếu trong đơn thuốc và thực đơn để bình bổ, điều hoà các trạng thái trầm uất kích động sốt nóng sốt rét, đau quặn đan xen kéo dài mà y lý gọi là hòa giải thoái nhiệt, sơ can giải uất. Theo Đông y, sài hồ vị đắng, tính mát; vào can, đởm, tâm bào và tam tiêu. Dùng cho các trường hợp sốt nóng, sốt rét, cảm cúm (hàn nhiệt vãng lai), đau vùng ngực bụng, kinh nguyệt không đều, trung khí hạ hãm (các loại thoát vị, sa dạ dày, ruột, tử cung, sổ bụng), viêm gan mạn tính, sốt rét cơn.

Táo nhân: dùng làm thuốc ngủ, an thần trong trường hợp mất ngủ, hồi hộp, lo âu, hay quên, mồ hôi trộm.

Bài thuốc nói trên dùng sắc uống trong 1 tháng, phụ nữ hiếm muộn sẽ có kinh đều đặn và có thể thụ thai. Ngoài uống thuốc cần nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, tập luyện thể dục - thể thao.