Bác sĩ Nhi chỉ ra những bệnh thường gặp ở trẻ khi trời nắng nóng và cách phòng ngừa
Bệnh thường gặp ở trẻ khi trời nắng nóng
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, cho biết trời nắng nóng sẽ khiến trẻ dễ bệnh hơn khi vào mùa lạnh hoặc khi thời tiết mát mẻ.
Nguyên nhân chủ yếu do các sinh hoạt thường ngày giữa trời nắng nóng làm sức đề kháng của trẻ giảm. Điều kiện nhiệt độ khiến các bệnh theo mùa xuất hiện nhiều hơn.
Trong thời điểm nhạy cảm này, trẻ dễ có nguy cơ mắc chứng sốt virus cùng các bệnh theo mùa phổ biến như: Tay chân miệng, thủy đậu, quai bị, sốt phát ban. Nếu trời mưa nhiều sẽ dễ phát sinh nguy cơ dịch bệnh sốt xuất huyết.
Thức ăn trong thời nắng nóng dễ bị biến chất, ôi thiu khiến nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ em gia tăng. Bên cạnh đó, thói quen sinh hoạt thay đổi có thể khiến trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp.
Ngoài ra, trẻ còn có hiện tượng biếng ăn trong thời tiết nắng nóng.
Phòng bệnh cho trẻ mùa nắng nóng
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, cách tốt nhất giúp cha mẹ phòng bệnh cho trẻ mùa nắng nóng là luôn đảm bảo nguyên tắc cho trẻ bú đủ, uống nước đầy đủ nhằm bù lại lượng nước đã mất khi mồ hôi thoát ra.
Phòng ngủ của bé cần thoáng mát, dễ ngủ, đảm bảo giấc ngủ chất lượng. Trẻ thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Cha mẹ có thể bật điều hòa ở nhiệt độ 27 độ C giúp bé thoải mái, dễ chịu hơn. Nếu dùng quạt, không để quạt trực tiếp vào người trẻ suốt đêm.
Nếu đi từ ngoài vào phòng có máy lạnh, nên giữ ấm cơ thể ban đầu cho trẻ. Chú ý không cho trẻ tắm quá lâu, không chơi đùa ngoài nắng quá lâu. Khi cha mẹ đưa bé đi du lịch, nên chú ý thức ăn và nước uống cho trẻ, tránh trường hợp ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Khi trẻ có dấu hiệu phát bệnh những triệu chứng thông thường, nên biết cách xử trí ban đầu và đưa trẻ đến bác sĩ để kịp thời thăm khám.
Làm gì để trẻ ăn ngon trong thời tiết nắng nóng?
Việc chăm sóc trẻ trong mùa nắng nóng đòi hỏi cha mẹ phải hết sức cẩn thận và chú ý. Thông thường, mùa nắng nóng sẽ làm trẻ biếng ăn hơn bình thường.
Do đó, bác sĩ Trương Hữu Khanh khuyên các bậc phụ huynh nên đảm bảo giấc ngủ cho trẻ để ăn ngon hơn. Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, chế biến thức ăn loãng để trẻ dễ ăn uống và tiêu hóa hơn.
Trẻ đang bú mẹ có thể chia thành nhiều cữ bú, làm mát sữa trước khi cho bé bú. Trẻ lớn có thể cho bé ăn các món canh, bữa ăn tăng cường nhiều rau xanh. Tuyệt đối không cho trẻ vừa ăn vừa chơi.
Vệ sinh, làm mát cơ thể trẻ hàng ngày để con cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
Đối với trẻ lớn, nên cho bé uống đủ nước trong ngày. Tuy nhiên trước bữa ăn chính không cho bé uống nước nhiều nhằm tránh cảm giác no, bé sẽ không muốn bú hoặc không chịu ăn.
Vị thức ăn cha mẹ chú ý không nêm quá mặn hoặc quá ngọt vì dễ kích thích vị giác khiến trẻ thèm uống nước nhiều hơn, gây ra tình trạng bỏ bữa ăn.
Các món ăn bổ sung cho trẻ như sữa chua, bánh flan, trái cây nên cho ăn sau bữa ăn chính.
Đặc biệt, cha mẹ nên chú ý khi cho con ăn thức ăn đường phố nên cẩn thận chọn lựa thực phẩm đảm bảo sạch, chất lượng nhằm tránh nguy cơ đầy bụng, khó tiêu.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...