Bà bầu uống cà phê: Bác sĩ nói nên hay không nên?
Khốn khổ vì mang thai nghiện cà phê
Chị Hoàng Thị Thái (34 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) đang mang bầu bé thứ hai được 9 tuần. Chị Thái chia sẻ chị đang khốn khổ vì nghén. Cơn nghén vật lên, vật xuống khiến chị luôn trong trạng thái mệt mỏi. Tuy nhiên, chị Thái lại nghiện cà phê.
Chị cho biết từ khi có triệu chứng nghén, lúc nào chị cũng thèm cà phê sữa. Chỉ cần ngửi cà phê sữa chị cũng có cảm giác đỡ nôn nao người.
Ngày nào chị Thái cũng uống 3 - 4 ly cà phê sữa nhưng vẫn thèm. Mẹ chị sợ ảnh hưởng tới cháu nên không cho chị dùng cà phê, bà giấu nhẹm hộp cà phê ở nhà khiến mỗi tối cơn nghẽn lại tăng lên.
Không riêng gì chị Thái, chị Ngô Bích Nga (38 tuổi, Hà Nội) kể lúc chị bầu bé Bom cách đây 5 năm chị cũng chỉ thèm cà phê. Nhiều lúc chị Nga không muốn uống vì sợ ảnh hưởng tới con nhưng vì cơn thèm tăng lên nên lúc nào cũng lén lén uông ly cà phê cho đã.
Cả thai kỳ, chị luôn lo lắng vì mình nghiện cà phê, không có cà phê chị cảm giác mệt mỏi, muốn ói và cảm giác khô chát miệng. Nếu có ly cà phê vào chị tỉnh táo ngay. May mắn, khi sinh ra bé Bom khỏe mạnh không có tác dụng gì.
Nhiều lúc chị Nga nghĩ lại thấy mình liều lĩnh vì đã uống quá nhiều cà phê trong lúc bầu bí. May mắn, Bom cũng không bị da đen nếu không chị Nga cũng bị mắng vì cái tội uống nhiều cà phê.
Câu hỏi bà bầu uống cà phê có được không được rất nhiều bà mẹ hỏi. Bác sĩ sản khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm y tế Lao động (Thái Hà, Hà Nội) chia sẻ việc sử dụng cà phê trong bầu bí hoàn toàn được phép nhưng không nên sử dụng nhiều. Bất cứ thực phẩm nào sử dụng nhiều đều không tốt.
Với các mẹ bầu đã quá quen với việc uống cà phê trước đây thì không thể bỏ ngay được lúc bắt đầu mang bầu, bởi có thể thể khiến cho cơ thể bị rơi vào tình trạng buồn nôn, chóng mặt,…
Nên trong thời gian bắt đầu mang thai, hãy thực hiện chế độ giảm uống cà phê, một tuần chỉ nên uống 1 đến 2 cốc là vừa trước khi bỏ hẳn cà phê nhằm tránh tình trạng thèm cà phê lúc mang thai.
Bà bầu uống cà phê có được không?
Theo bác sĩ Trương Hoàng Hưng, cà phê là chất gây nghiện hợp pháp được dùng nhiều nhất trên thế giới, kể cả phụ nữ có thai. Caffeine được tìm thấy trong rất nhiều thức uống như trà, cà phê, nước ngọt, cocoa, chocolate,...
Bác sĩ Hưng kể ông cũng gặp rất nhiều câu hỏi bà bầu có được uống cà phê không? Thậm chí, có rất nhiều bà mẹ vẫn uống cà phê khi mang thai vì nghĩ đây là thức uống không có hại.
Thực tế, bác sĩ Hưng cho biết caffeine được tìm thấy trong dịch ối, dây rốn, nước tiểu, máu của bào thai, có nghĩa là caffeine gần như tự do đi qua nhau thai vào cơ thể bào thai khi mẹ uống cà phê nên khi mẹ uống cà phê thì thai nhi cũng được uống.
Nghiên cứu cho thấy ở phụ nữ mang thai, tốc độ chuyển hoá cà phê chậm hơn phụ nữ không mang thai. Thêm vào đó, thai nhi có lá gan chưa phát triển nên không sản xuất đủ men chuyển hoá cà phê khi cần thiết, đặc biệt là liều lượng người mẹ đang uống cho người lớn. Hai điều này cộng hưởng làm tăng tác động của cà phê lên thai nhi.
Trẻ sơ sinh của những mẹ uống cà phê có nguy cơ cao bị rung giật, nhịp tim chậm, nôn ói, thở nhanh. Đây là hội chứng cai cà phê ở trẻ sơ sinh, có thể tồn tại tới 1 tuần sau khi sinh.
Một 2 nghiên cứu cho thấy uống cà phê khi mang thai làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh nhẹ ký.
Tuy nhiên Hiệp Hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ (ACOG) vẫn khuyến cáo rằng uống một lượng cà phê vừa phải ít hơn 200mg/ngày, tức là không quá 2 ly cà phê mỹ trong 1 ngày (1 ly cà phê mỹ 240ml chứa khoảng 70-145 mg caffeine) vẫn an toàn và không liên quan tới sẩy thai, sinh non và sinh nhẹ ký.
Còn đối với cà phê rang xay bình thường được bán ở các tiệm cà phê bác sĩ Hưng cho biết khó kiểm soát hàm lượng caffeine hơn.
Chính vì thế, bà bầu uống cà phê nên chọn loại phù hợp, nguồn gốc rõ ràng để giảm cảm giác thèm và bảo vệ sức khỏe thai kỳ.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.