Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ngứa da bụng khi mang thai

Do rối loạn chức năng gan hay cụ thể là tình trạng ứ mật trong gan. Hay trong y học gọi là ứ mật thai kì. Điều này làm cho việc lọc thải các chất độc hại ở gan gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa nội tiết tố cũng làm thay đổi dòng mật trong gan, làm mật tràn vào trong máu và thể hiện bên ngoài da.

Thai nhi lớn lên làm vùng da ở bụng căng lên, liên kết giữa các tế bào da bị đứt gãy làm da mất dần độ ẩm cũng là một trong những nguyên nhân gây ngứa da thường gặp.

Ngoài ra còn rất nhiều lý do khác khiến cho mẹ bầu bị mẩn ngứa trong quá trình mang thai. Vì vậy mẹ không nên quá lo lắng khi thấy mình có biểu hiện như vậy. Mẹ hãy lưu ý đến những điều sau đây có thể giúp hạn chế tình trạng ngứa da trong thời gian thai nghén.

Ngứa da khi mang thai khiến mẹ gặp nhiều khó chịu (Ảnh minh họa: Internet)

Biện pháp phòng ngừa ngứa da khi mang thai

Dùng nha đam

Với công dụng kháng viêm, kháng khuẩn từ nha đam. Bạn chỉ cần dùng gel nha đam đắp lên vùng da bị ngứa trong khoảng 20 phút rồi vệ sinh lại. Độ ẩm được cung cấp cùng các tinh chất sẽ làm cho da có cảm giác mát lạnh, triệu chứng ngứa cũng sẽ giảm rõ rệt.

Dùng yến mạch

Tương đương như nha đam yến mạch cũng có tác dụng tốt trong điều trị các triệu chứng mẩn ngứa ở mẹ bầu. Chỉ cần pha bột yến mạch vào nước rồi ngâm bụng thì các triệu chứng ngứa sẽ giảm ngay. Đây là phương pháp an toàn hiệu quả được nhiều bà mẹ tin dùng.

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C

Nhằm thúc đẩy cơ thể sản sinh ra hàng loạt tế bào da mới, sở hữu sức đề kháng cao hơn. Một số loại quả giàu Vitamin C như bưởi, cam, quýt, kiwi, dâu tây, ớt chuông, chanh, bông cải xanh. Không chỉ để đến khi da bị ngứa, bị rạn mẹ mới nên bổ sung các loại thực phẩm trên mà trong thời gian thai nghén bạn nên bổ sung thường xuyên những thực phẩm này nhé.