Bà bầu tắm nước nóng mỗi ngày có an toàn không?
Bà bầu tắm nước nóng có an toàn không?
Nhìn chung, bà bầu tắm nước nóng sẽ an toàn nếu nhiệt độ của nước không quá nóng. Các chuyên gia sức khỏe khuyên phụ nữ mang thai nên tránh tắm nước quá nóng vì nó làm tăng nhiệt độ cơ thể lên trên mức bình thường, có thể gây rủi ro cho em bé.
Ngoài ra, tắm nước nóng không an toàn cho bà bầu trong trường hợp chảy máu âm đạo hoặc vỡ màng ối. Để ngăn ngừa bỏng trên da, mẹ hãy kiểm tra nhiệt độ nước bằng cổ tay hoặc cẳng tay để xem nhiệt độ có khiến mẹ thoải mái hay chưa.
Một số bà mẹ lo lắng rằng nước tắm có thể xâm nhập vào tử cung và gây hại cho em bé. May mắn thay, em bé được bảo vệ trong túi nước ối, vì vậy trừ khi túi nước ối vỡ, em bé của mẹ hoàn toàn tách biệt với nước mà mẹ tắm.
Bà bầu tắm nước nóng bao nhiêu độ thì tốt?
Nhiệt độ nước lý tưởng nên nằm trong khoảng từ 34 – 37 độ C, tức là nhiệt độ mát đến hơi ấm. Ngoài ra, nhiệt độ cơ thể của bà bầu khi tắm không nên vượt quá 38.9 độ C trong hơn 10 phút khi bà bầu tắm nước nóng.
Tác hại khi bà bầu tắm nước quá nóng
Nếu nhiệt độ nước tắm vượt quá giới hạn cho phép, làm tăng nhiệt độ cốt lõi bên trong của bà bầu, điều này có thể dẫn đến các biến chứng sau đây cho mẹ và bé:
Giảm huyết áp, giảm cung cấp oxy cho thai nhi.
Ốm yếu, chóng mặt và ngất xỉu.
Trong ba tháng đầu thai kỳ, tắm nước quá nóng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não và tủy sống của thai nhi, dẫn đến dị tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống.
Bà bầu tắm nước nóng có gây sảy thai không?
Tắm nước quá nóng trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể dẫn đến sảy thai. Nguy cơ này tăng cao hơn khi bà tắm nước nóng thường xuyên với nhiệt độ nước khá cao.
Tuy nhiên, cần có các nghiên cứu sâu hơn để tìm ra mối liên hệ cụ thể giữa thời gian và tần suất tắm trong giai đoạn đầu của thai kỳ với tình trạng sảy thai hoặc khuyết tật bẩm sinh ở bé.
Tắm nước nóng có tốt cho bà bầu không?
Tắm nước ấm giúp mẹ bầu thư giãn về thể chất và tinh thần khi mang thai. Sau đây là những lợi ích khi bà bầu tắm nước nóng với nhiệt độ phù hợp:
Làm dịu những cơ bắp mệt mỏi và thư giãn các cơ bắp bị căng thẳng do tăng cân khi mang thai.
Làm giảm các cơn co thắt sớm và giảm sưng (phù) quanh chân, mắt cá chân và bàn chân.
Giảm đau. Một số bà mẹ lựa chọn ngâm nước để giảm đau khi chuyển dạ.
Tắm nước ấm trước khi ngủ giúp mẹ bầu ngủ ngon.
Tắm nước ấm cùng với các loại tinh dầu giúp thư giãn cơ thể và nuôi dưỡng làn da, từ đó giúp giảm đau do chuột rút.
Bà bầu có nên sử dụng phòng xông hơi hoặc bể sục nước nóng không?
Phụ nữ thường có xu hướng cảm thấy cơ thể nóng hơn khi mang thai do thay đổi hormone và tăng lưu thông máu. Nếu bà bầu sử dụng phòng tắm hơi hoặc bể sục thư giãn có thể làm tăng nhiệt độ đến mức rủi ro.
Hơi nước nóng từ phòng tắm hơi làm tăng nhiệt độ cốt lõi của mẹ bầu, làm thay đổi nhịp tim của thai nhi, dẫn đến sự căng thẳng có hại cho em bé. Mặt khác, phản lực nóng từ dòng nước của bể sục làm thay đổi lưu thông máu và gia tăng áp lực, có thể làm căng cơ của bé.
Bà bầu có nên tắm nước nóng trong bồn tắm không?
Không nên sử dụng bồn tắm nước nóng để ngâm mình trong thai kỳ vì nó có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, ảnh hưởng đến thai nhi và gây mất nước cho bà bầu.
Ngoài ra, khi ngâm mình trong bồn tắm nóng, phần thân trên của mẹ nổi lên khỏi mặt nước trong khi phần thân người chìm trong nước ấm, gây chênh lệch nhiệt độ khá lớn. Việc bước ra vào bồn tắm cũng không thực sự an toàn cho bà bầu.
Tắm nước nóng là thói quen và là sở thích của rất nhiều chị em phụ nữ. Bà bầu tắm nước nóng rất tốt nếu mẹ biết điều chỉnh nhiệt độ phù hợp và đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như em bé trong bụng.
Nguồn: https://www.momjunction.com/articles/safe-hot-water-bath-pregnancy_0074377/#gref
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.