Bà bầu sinh mổ nên ăn gì để tránh nhiễm trùng và nhanh liền sẹo?
Chế độ ăn uống mà bà bầu sinh mổ cần chú ý
Ăn chay 6 giờ sau khi sinh mổ
Sau khi sinh mổ ruột bị động chạm và dạ dày bị ức chế dẫn đến hoạt động của ruột giảm đi. Vì thế, sau khi phẫu thuật nếu ăn quá nhiều sẽ làm cho quá trình tiêu hóa khó khăn hơn. Đồng thời tích tụ lâu dễ gây táo bón và tăng thêm khí trong ruột khiến bụng bị đầy hơi, không có lợi cho việc phục hồi sức khỏe.
Các chuyên gia y tế khuyên rằng sau khi sinh mổ trong 6 giờ đầu, các mẹ không nên ăn gì. Chờ đến khi ruột đã dần khôi phục chức năng mới có thể ăn uống. Tuy nhiên, nếu quá đói thì chỉ nên ăn nhẹ bằng một số loại thức ăn dễ tiêu như súp, cháo trắng để tăng dần nhu động ruột. Đặc biệt thúc đẩy “xì hơi” cũng như bài tiết dễ dàng hơn.
Thay đổi dần số lượng và loại thức ăn phù hợp
Sau khi bà bầu sinh mổ khoảng 1 – 2 ngày thì khả năng tiêu hóa vẫn còn yếu. Vì vậy bà bầu sinh mổ nên ăn gì nhẹ để dễ tiêu hóa hơn. Sau khoảng 3 – 4 ngày bà bầu không được ăn canh quá nhiều. Tiếp đến sau 1 tuần thì các mẹ có thể bắt đầu ăn bình thường. Đặc biệt là bổ sung thêm cá, trứng và thịt gia cầm,…
Trong giai đoạn này, bà bầu ít vận động đồng thời ăn nhiều chất dinh dưỡng nên rất dễ bị táo bón. Chính vì thế, bà bầu cần bổ sung thường xuyên vào thực đơn bữa ăn hàng ngày nhiều loại rau xanh có tính mát như bí đao, rau ngót, mướp, rau mồng tơi,…
Tránh các thực phẩm gây đầy hơi và có mùi tanh
Khi vừa mới sinh mổ xong các chức năng tiêu hóa cần có thời gian để phục hồi. Bà bầu nên tránh các loại thực phẩm dễ lên men như đường, sữa đậu nành, tinh bột,…để ngăn ngừa tình trạng đầy hơi.
Đặc biệt tránh những món ăn có tính hàn như cua, rau đay,… Đồng thời không nên ăn những thức ăn có mùi tanh như ốc, cá,… quá sớm. Bởi điều này sẽ gây ức chế sự ngưng tụ của máu và không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ. Nghiêm trọng hơn là khiến vết thương lâu lành.
Thực đơn cho bà bầu sau sinh mổ
Dựa theo những vấn đề về chế độ ăn uống của bà bầu sau sinh mổ thường gặp. Dưới đây sẽ là thực đơn giàu dưỡng chất giúp đẩy nhanh quá trình liền sẹo cho bà bầu:
Thứ hai
- Bữa sáng: cháo thịt băm + 1 quả táo
- Bữa phụ buổi sáng: Canh đu đủ xanh nấu móng giò heo hoặc sườn non + 1 hũ sữa chua + vài quả nho
- Bữa trưa: Cá hồi kho tộ + Thịt viên nấu rau củ + Rau cải ngồng luộc + Cơm trắng + 1 quả kiwi
- Bữa phụ buổi chiều: 1 cốc sữa tươi ấm/ sữa đặc pha nước ấm + ¼ quả dứa
- Bữa tối: Thịt kho tàu + Canh xương nấu bí xanh + Cải làn xào + Cơm trắng + 1 quả táo
- Bữa phụ tối: 1 cốc sữa ấm + vài quả nho
Thứ 3
- Bữa sáng: Bún bò + 1 quả chuối chín
- Bữa phụ buổi sáng: Ngũ cốc trộn sữa tươi + 1 quả lựu
- Bữa trưa: Thịt bò kho khoai tây + Canh tôm nấu đậu bắp + Rau lang luộc + Cơm trắng + Vài quả dâu tây
- Bữa phụ buổi chiều: 1 quả trứng gà luộc + 1 quả chuối chín
- Bữa tối: Tôm rim nghệ + Canh bồ câu hầm hạt sen đậu xanh + Rau cải xoăn luộc + Cơm trắng + 1 quả cam hoặc cốc nước ép
- Bữa phụ tối: Sữa chua dầm hoa quả.
Thứ 4
- Bữa sáng: Cháo gà + 1 miếng dưa hấu
- Bữa phụ buổi sáng: Bánh bao nhân đậu xanh + 2 múi bưởi
- Bữa trưa: Thịt luộc + Canh khoai tây nấu thịt + Bông cải xanh luộc + Cơm trắng + 1 miếng xoài
- Bữa phụ buổi chiều: 1 quả trứng vịt lộn + Sữa chua hoa quả dầm
- Bữa tối: Cá chép kho củ cải trắng + Canh rau ngót nấu thịt + Thịt xào rau bí + Cơm trắng + 1 miếng đu đủ chín
- Bữa phụ tối: 1 cốc sữa tươi ấm/ sữa đặc có đường pha ấm + 1 miếng dưa hấu
Thứ 5
- Bữa sáng: Ngũ cốc trộn sữa tươi + Vài quả nho
- Bữa phụ buổi sáng: Canh đu đủ nấu chân giò heo + 1 miếng dưa hấu
- Bữa trưa: Thịt vịt luộc/rang + Canh cá chép nấu đậu phụ + Củ cải trắng luộc + Cơm trắng + ¼ quả dứa
- Bữa phụ buổi chiều: Ngũ cốc trộn sữa tươi + 1 quả na
- Bữa tối: Chân giò hầm rim mặn + Canh mướp nấu thịt + Măng tây xào tôm + Cơm trắng + 1 quả cam
- Bữa phụ tối: 1 cốc sữa đậu nành + 1 miếng dưa lưới
Thứ 6
- Bữa sáng: Bún gà + 1 miếng dưa lưới
- Bữa phụ buổi sáng: 1 quả trứng vịt lộn + 1 quả táo xanh
- Bữa trưa: Thịt chân giò luộc + Thịt bò hầm khoai tây + Canh rau ngót nấu thịt + Cơm trắng + 1 quả táo
- Bữa phụ buổi chiều: Cua hấp + Vài quả dâu tây
- Bữa tối: Sườn xào chua ngọt + Canh nấm nấu rau củ + Lặc lè luộc + Cơm trắng + 1 quả chuối
- Bữa phụ tối: Sữa chua dầm hoa quả
Thứ 7
- Bữa sáng: Cháo đậu xanh + Vài quả dâu tây
- Bữa phụ buổi sáng: 1 trứng gà luộc + 1 hũ sữa chua
- Bữa trưa: Sung om thịt ba chỉ + Canh cua nấu rau đay + Rau su su xào + Cơm trắng + 1 quả đào
- Bữa phụ buổi chiều: 1 cái đậu phụ luộc + Vài miếng đu đủ
- Bữa tối: Thịt gà rang/luộc + Canh bí đỏ nấu thịt + Đỗ xanh luộc + Cơm trắng + 1 miếng dưa lưới
- Bữa phụ tối: 1 cốc sữa ấm + 1 quả táo
Chủ nhật
- Bữa sáng: Cháo trắng trứng muối + 1 quả kiwi
- Bữa phụ buổi sáng: 1 cốc sữa đậu nành ấm + 1 quả na
- Bữa trưa: Cá hồi hấp + Thịt bò xào + Đậu bắp luộc + Cơm trắng + Vài quả việt quất
- Bữa phụ buổi chiều: Bánh bao nhân thịt hoặc chay + 1 miếng dưa lưới
- Bữa tối: Đậu phụ rang thịt lợn + Thịt bò xào + Bí xanh luộc + Cơm trắng + 1 miếng dưa hấu
- Bữa phụ tối: Ngũ cốc pha sữa tươi + Vài quả nho
Bà bầu sinh mổ có nên ăn thịt gà?
Theo các bác sĩ sản khoa, thịt gà là một thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất đạm, vitamin A, canxi,.. đặc biết rất tốt cho sức khỏe bà bầu sau sinh. Tuy nhiên bà bầu sinh mổ ăn không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến vết mổ, gây ngứa và để lại sẹo lồi.
Chính vì thế, để đảm bảo sức khỏe cho bà bầu bác sĩ khuyên nên kiêng thịt gà trong vòng 2 tháng đầu sau sinh là tốt nhất. Ngoài ra, nếu cơ địa không bị dị ứng bà bầu có thể bổ sung thực phẩm này vào thực đơn ăn uống hàng ngày để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể đồng thời tăng chất lượng sữa cho con bú.
Bà bầu sau sinh mổ ăn trái cây gì?
Chuối chứa nhiều chất sắt và kali rất tốt cho hệ tiêu hóa đồng thời tuần hoàn máu hiệu quả. Đặc biệt sắt là một trong những chất chính sản sinh ra hồng cầu để bù lượng máu cho mẹ bầu bị mất sau khi sinh.
Cam quýt là thực phẩm cung cấp năng lượng tuyệt vời cho bà bầu sinh mổ. Nó chứa hàm lượng lớn các vitamin C và canxi. Cải thiện độ đàn hồi của thành mạch máu và ngăn ngừa hiện tượng ra máu ở bà mẹ sau sinh. Đặc biệt, cam còn có chất xơ giúp kích thích tiết sữa mẹ hiệu quả hơn.
Đu đủ cũng là một loại quả giàu dinh dưỡng, chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất khoáng và chất xơ. Đặc biệt nhất là cung cấp nhiều hàm lượng protein, chất béo cùng các vitamin A, B, C, D, E,… Ăn canh đu đủ hay cháo móng giò hầm đu đủ xanh giúp mẹ tăng lượng sữa và kích thích tiết sữa nhiều hơn. Ngoài ra, nó còn có khả năng chữa bệnh ít sữa và sữa loãng ở sản phụ.
Bà bầu sau khi sinh mổ không nên ăn gì?
Ngoài việc cần biết bà bầu sinh mổ nên ăn gì thì việc quan tâm đến những thực phẩm không nên ăn sau khi sinh mổ cũng rất quan trọng. Nó giúp bà bầu hạn chế tối đa những tác hại mà thực phẩm không tốt mang lại. Đặc biệt là giúp vết mổ mau lành và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu kỹ hơn một số thực phẩm “cấm kỵ” đối với bà bầu sau sinh mổ không nên ăn:
- Một số thức ăn không tốt cho quá trình lành sẹo như cơm nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà, thịt bò, tôm,… Tất cả các thực phẩm này đều làm tăng khả năng gây mủ viêm hay sẹo lồi.
- Thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn đặc,...
- Những thực phẩm có chứa chất kích thích như cà phê, chè, hạt tiêu, rượu vang, bia,…
- Ngoài ra, còn có các loại thực phẩm như trái cây lạnh gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và răng.
Thực phẩm lợi sữa cho bà bầu sinh mổ
Bà bầu sinh mổ nên ăn gì để lợi sữa cũng là thắc mắc của nhiều người. Đặc biệt để có sữa cho bé bú, các mẹ nên ăn các món như cháo móng giò heo hầm đu đủ xanh (từ 1 – 2 giò/tuần), rau khoai lang, rau ngót, quả sung, lá vối, nước chè vằng,… Đồng thời bổ sung thêm sữa nóng và nhớ uống đủ nước từ 1 – 1,5 lít/ngày cho cơ thể.
Ngoài ra, các mẹ cần cho bé bú đều đặn cả 2 bên. Động tác mút núm vú của bé sẽ kích thích hệ thần kinh và thể dịch của mẹ là tăng tiết sữa hiệu quả. Vì thế, các mẹ cố gắng cho con bú thường xuyên để giúp cơ thể điều tiết được lượng sữa bình thường.
Một số lưu ý về thực phẩm có trong thực đơn cho bà bầu sinh mổ
- Mẹ có thể ăn nhiều hơn hoặc ít hơn tùy vào sức ăn của mình. Tuy nhiên phải đảm bảo đủ các dưỡng chất cần thiết có trong thực phẩm trong thực đơn.
- Khi nấu tránh cho vào các loại rau gia vị như lá lốt, rau răm, gừng, tỏi, bạc hà,… vì các nguyên liệu này có khả năng làm giảm lượng sữa.
- Rau củ nên nấu vừa chín tới để giữ được hàm lượng vitamin. Thịt cá nấu chín kỹ để loại bỏ hết vi khuẩn và giun sán gây hại. Ngoài ra, hoa quả phải rửa sạch bằng nước muối và gọt vỏ trước khi ăn.
Bài viết trên đây là những thông tin hữu ích về vấn đề bà bầu sinh mổ nên ăn gì? Các mẹ bầu nên trang bị thêm cho mình nhiều kiến thức hơn về chế độ dinh dưỡng thật khoa học sau khi sinh để có được một sức khỏe tốt.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.