“Mới có thai không nên ăn gì?” là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ khi mới bắt đầu làm mẹ. Mong muốn mang đến cho con một sự phát triển toàn diện và không gây hại cho em bé, việc nắm bắt những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai là rất quan trọng. Sau đây là một số loại thực phẩm nên kiêng khi đang mang bầu.

1. Bà bầu kiêng ăn gì?

Thủy hải sản có hàm lượng thủy ngân cao

Bà bầu kiêng gì khi ăn thủy sản để không bị nhiễm thủy ngân? Khi mang bầu, các loại thủy sản như cá mập, cá ngừ đóng hộp… là những thực phẩm bà bầu cần tránh.

Vì trong các loại hải sản này có chứa một hàm lượng lớn thủy ngân gây nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi. Ăn nhiều thủy hải sản chứa thủy ngân khi mang bầu sẽ làm tổn hại đến não bộ, thính giác và thị lực của em bé.

Nếu muốn ăn thủy hải sản, bà bầu có thể ăn các loại cá như: Cá hồi, cá rô phi, cá tuyết, cá da trơn… Đây là những loại thủy hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp, giàu protein, vitamin B12, và kẽm rất tốt cho sức khỏe của bà bầu.

Bà bầu nên tránh những loại thủy hải sản có hàm lượng thủy ngân cao - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, những loại thủy hải sản này còn giàu axit béo Omega 3 và DHA, rất tốt cho sự phát triển của trí não trẻ từ trong bụng mẹ. Nên lưu ý là chỉ nên ăn khoảng 300 – 400g mỗi tuần vì trong các loại cá này vẫn có chứa một lượng ít thủy ngân. Đồng thời, thực phẩm phải được làm sạch và nấu chín mới đảm bảo được an toàn cho bà bầu.

Sushi

Trong sushi có chứa thành phần là cá sống, có một số loại vi khuẩn không chết đi được. Do đó mẹ bầu cần tránh món ăn này để đảm bảo an toàn cho thai nhi, tránh bị ngộ độc thực phẩm.

Động vật có vỏ sống

Trong các động vật có vỏ như sò, ốc, hàu… luôn có chứa những loại ký sinh trùng và vi khuẩn. Các loại kí sinh trùng này chỉ chết đi khi nó được nấu chín. Do đó bà bầu tuyệt đối không được ăn sống các động vật có vỏ này. Phải nấu trên bếp cho thật chín kỹ, vỏ mở ra mới được dùng.

Thịt nguội

Bà bầu kiêng gì khi ăn món ăn đóng hộp? Đó chính là việc ăn thịt nguội. Trong thịt nguội có thể có chứa vi khuẩn listeria. Đây là loại vi khuẩn có thể sống sót ở nhiệt độ -40 độ C.

Nếu ăn thực phẩm có vi khuẩn listeria, đặc biệt là thịt nguội bà bầu có thể bị sảy thai. Do đó, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, các món ăn hàng ngày phải được nấu cho thật chín kỹ thì mới được ăn.

Thịt gia cầm sống

Bà bầu tiếp xúc với thịt gia cầm sống sẽ dễ bị nhiễm vi khuẩn vào cơ thể - Ảnh minh họa: Internet

Khi mang thai, cơ thể trở nên nhạy cảm hơn với môi trường. Nếu bạn tiếp xúc với thịt gia cầm sống sẽ dễ bị nhiễm vi khuẩn vào cơ thể. Vì thịt gia cầm sống có chứa rất nhiều vi khuẩn, chưa kể đến các vi khuẩn gây dịch bệnh. Do đó bà bầu không nên tiếp xúc với các loại gia cầm sống, nên lựa chọn các loại gia cầm đã được làm sạch và tiệt trùng.

Pate

Pate thường được làm từ gan và các loại nội tạng của động vật. Các loại nội tạng này thường được làm từ những loại thịt dễ bị hỏng, do đó nó có thể chứa vi khuẩn listeria. Dù có bảo quản trong tủ lạnh thì loại vi khuẩn này vẫn có thể sinh sôi, bà bầu ăn vào sẽ dễ bị nhiễm khuẩn.

Pate thường được làm từ gan và các loại nội tạng của động vật do đó nó có thể chứa vi khuẩn listeria - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra nội tạng của động vật có chức năng lưu trữ và giải độc trong cơ thể chúng, đồng thời chứa rất nhiều vitamin A tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên đây là món ăn được liệt vào danh sách những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai, nếu ăn vào sẽ gây ảnh hưởng vô cùng xấu đến thai nhi.

Đồ buffet

Đồ buffet là các loại thực phẩm được chế biến sẵn ở nhà hàng và chỉ cần ăn ngay lập tức. Tuy nhiên nếu không chắc chắn được các món ăn này đã được chế biến trong vòng 2 giờ thì bà bầu tuyệt đối không nên ăn. Vì thực phẩm để lâu quá 2 tiếng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu, ăn vào dễ bị đau bụng.

Buffet để lâu quá 2 tiếng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu - Ảnh minh họa: Internet

2. Bà bầu kiêng ăn rau gì?

Để bảo vệ sức khỏe thai nhi, khi ăn rau bà bầu kiêng gì cũng là vấn đề đáng quan tâm. Nếu không biết kiêng kỵ khi ăn rau, bà bầu có thể sẽ bị sảy thai.

Khổ qua (mướp đắng)

Mướp đắng là loại rau có nhiều vitamin và chất xơ. Tuy nhiên trong vị đắng của loại quả này có chứa nhiều Quinin, Monodicine, Vicine. Các chất này có tác dụng làm co bóp tử cung dễ gây nên hiện tượng động thai hoặc sảy thai. Vì vậy trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ tuyệt đối không nên ăn loại rau củ này.

Mướp đắng chứa nhiều Quinin, Monodicine, Vicine làm co bóp tử cung dễ gây nên hiện tượng động thai - Ảnh minh họa: Internet

Rau ngót

Có thể nói, rau ngót là loại rau đứng đầu trong danh sách các thực phẩm không nên ăn của bà bầu. Rau ngót có tính mát, nhiều vitamin, chất sắt và chất xơ.

Bên cạnh đó, rau ngót còn chứa thành phần Papaverin. Đây là chất gây mềm cổ tử cung, kích thích tử cung co bóp dễ gây động thai hoặc sảy thai. Do đó mẹ bầu không nên ăn rau ngót trong quá trình mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ.

Rau sam

Theo nghiên cứu, rau sam có tính hàn cao, nếu đang mang thai mà ăn rau sam sẽ khiến co cơ trơn tử cung, tử cung co bóp quá đà dẫn đến sảy thai. Vì vậy đây cũng là loại rau mà mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn, nhất là 3 tháng mang thai đầu tiên.

Ngải cứu

Ngải cứu là một vị thuốc tốt giúp xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng. Đây còn là một vị thuốc dành cho những người bị động thai hay sảy thai liên tiếp.

Nên ăn ngải cứu với tần suất phù hợp. Tuy nhiên với những người có cơ địa dễ bị sảy thai hoặc sinh non thì nên hạn chế ăn loại rau này, đặc biệt là trong 3 tháng đầu để tránh gây nguy hiểm cho con.

Người có cơ địa dễ bị sảy thai hoặc sinh non thì nên hạn chế ăn - Ảnh minh họa: Internet

Chùm ngây

Trong rau chùm ngây có chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin giúp bổ máu. Nhưng bên cạnh đó loại rau này còn chứa một loại hormone có tên là alpha-sitosterol. Đây là loại hormone cực độc với bà bầu. Nếu ăn liên tục trong 3 tháng đầu thai kỳ, bào thai sẽ bị ảnh hưởng mà rất khó duy trì sự sống.

Giá đỗ hay rau mầm

Khi mầm bắt đầu phát triển, các vi khuẩn có thể xâm nhập vào. Các vi khuẩn này không thể rửa sạch hoàn toàn được. Do đó bà bầu nên kiêng ăn các loại rau mầm như giá đỗ để bảo vệ sức khỏe thai nhi.

Rau răm

Rau răm có chức năng kích thích tiêu hóa, co bóp cơ trơn. Vì vậy ăn nhiều rau răm sẽ dẫn đến nguy cơ bị sảy thai ngoài ý muốn.

Dưa muối

Khi muối dưa, cà (các loại rau muối nói chung) người ta thường trộn chung với thân, lá, hoa, củ, quả để làm lên men dưa cà. Trong quá trình lên men, một số vi sinh vật có lợi được sinh ra, ăn dưa muối có nhiều lợi ích cho cơ thể.

Nitrate trong dưa muối rất có hại cho cơ thể mẹ bầu - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên đây cũng được coi là món ăn gây hại cho bà bầu. Vì khi muối dưa, ở những ngày đầu vi sinh vật trong dưa muối sẽ chuyển hóa Nitrat trong các nguyên liệu thành Nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần. Nitrate trong dưa muối lại rất có hại cho cơ thể mẹ bầu, do đó bà bầu không nên ăn dưa muối trong giai đoạn mang thai.

Củ dền

Củ dền tuy có màu đỏ nhưng không đồng nghĩa là nó sẽ bổ máu. Màu đỏ của củ dền không liên quan đến việc cấu tạo hồng cầu ở người mà đó chỉ là màu sắc đặc trưng của loại củ này.

Bà bầu nếu ăn củ dền sẽ bị oxy hóa máu thành methemoglobin. Đây là chất làm cho hồng cầu mất khả năng vận chuyển oxy trong cơ thể, dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Khoai tây

Khoai tây cũng là một loại củ bà bầu nên tránh ăn khi đang mang thai, đặc biệt là khoai tây mọc mầm. Trong khoai tây mọc mầm có chứa một loại độc tố có tên gọi là solaninne (chất kiềm sinh vật). Chất kiềm sinh vật này nếu vào trong cơ thể sẽ gây nên hiện tượng dị tật thai nhi.

Măng tươi

Trong măng tươi có chứa một hàm lượng Cyanide rất cao (khoảng 230mg/kg măng). Khi bà bầu ăn nhiều măng có chứa Cyanide, Cyanide sẽ bị tác động bởi các enzym và biến thành Acid Cyanhydric (HCN), đây là một chất cực độc với cơ thể.

Trong măng tươi có chứa một hàm lượng Cyanide rất cao dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong tế bào - Ảnh minh họa: Internet

Khi vào cơ thể Cyanide tác động lên chuỗi hô hấp tế bào bằng cách làm bất hoạt các Enzym sắt của Cytocromoxydase hoặc Warburgase. Điều này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong tế bào. Do đó bà bầu nên thận trọng khi ăn măng tươi.

3. Bà bầu không nên ăn quả gì?

Đu đủ

Đu đủ là loại trái cây tốt cho bà bầu tuy nhiên 3 tháng đầu thai kỳ mẹ không nên ăn. Vì trong đu đủ có nhiều enzym giúp tiêu hóa tốt, kích thích các cơ trơn hoạt động làm co thắt tử cung, dễ gây sẩy thai.

Trong khi đó tử cung là một khối cơ trơn và rất mong manh nên trong 3 tháng đầu mẹ không nên ăn, kể cả đu đủ xanh hay đu đủ chín.

Đu đủ có nhiều enzym giúp tiêu hóa tốt, kích thích các cơ trơn hoạt động làm co thắt tử cung, dễ gây sẩy thai - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó trong đu đủ xanh có chứa rất nhiều chất latex. Đây là một chất làm co thắt tử cung và có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Các enzyme trong đu đủ xanh không chỉ có nguy cơ gây sảy thai, nó cũng không tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Thơm (Dứa)

Trong quả thơm có chứa nhiều vitamin C, enzyme có chức năng tiêu hóa protein nhanh. Bên cạnh đó trong loại quả này còn có Bromelain – chất có khả năng làm mềm tử cung. Do đó tử cung dễ bị kích thích gây ra hiện tượng co bóp.

Đặc biệt khi thơm còn xanh thì tỉ lệ chất Bromelain là rất cao. Dó nếu ăn thơm trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ có khả năng bị bóc tách túi thai và gây sảy thai.

Trong dứa có Bromelain – chất có khả năng làm mềm tử cung dễ bị kích thích gây ra hiện tượng co bóp - Ảnh minh họa: Internet

Nhãn

Trong quả nhãn có chứa nhiều glucose. Bà bầu ăn nhiều nhãn trong 3 tháng đầu thai kỳ dễ bị tiểu đường thai kỳ. Bên cạnh đó ăn nhãn còn gây hiện tượng nóng trong dẫn đến táo bón. Với những mẹ bầu có thể trạng nhạy cảm hoặc bị dọa sảy thai thì nên tránh xa nhãn trong suốt 40 tuần của thai kỳ.

Trên đây là những loại thực phẩm, rau củ quả mà bà bầu nên kiêng cử khi đang mang thai. Để có một sức khỏe tốt, thai nhi phát triển mạnh đòi hỏi người mẹ phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống thường ngày.