Bà bầu không nên ăn sữa chua nha đạm vì những nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe này
Nội dung bài viết:
Sữa chua chứa những dưỡng chất gì?
Sữa chua là một trong những món ăn quen thuộc của nhiều gia đình ngày nay nhờ nguồn dinh dưỡng dồi dào, bổ sung các loại men tiêu hóa có lợi, giúp ổn định hệ tiêu hóa.
Thành phần chính trong sữa chua là Lactobacillus Acidophilus và Bifidobacterium, tạo thế cân bằng cho hệ khuẩn có lợi trong cơ thể. Nguồn dinh dưỡng trong sữa chua là rất dồi dào và mang nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
Ngoài ra, bên trong sữa chua còn có các loại đường, đạm, chất béo và vi chất cần thiết cho cơ thể, bao gồm: canxi, photpho, sắt, magie, kẽm và các loại vitamin C, B6, B12, E, K, A, D…
Tác dụng của sữa chua
Với các thành phần dinh dưỡng có tác dụng lợi khuẩn, ta có thể sử dụng sữa chua để thúc đẩy phát triển men tiêu hóa, tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch .
Không những thế, sữa chua còn cung cấp thêm chất xơ hòa tan, các loại lợi khuẩn để giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa được các nguy cơ táo bón, tiêu chảy và hạn chế biếng ăn ở trẻ nhỏ.
Sữa chua cung cấp một lượng dinh dưỡng để cơ thể có đủ năng lượng hoạt động trong ngày, làm đẹp da và ngăn ngừa các gốc tự do làm oxy hóa, lão hóa nhanh ở người.
Mặc dù sữa chua có rất nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng điều này không có nghĩa là bạn có thể ăn bao nhiêu sữa chua cũng được. Ăn quá nhiều sữa chua mà không cần chú ý đến sức khỏe của mình thì có thể gây hại nhiều hơn là có lợi.
Bà bầu ăn sữa chua được không?
Mẹ bầu thường được khuyên nên bổ sung đủ canxi để hỗ trợ tối đa sự phát triển của xương, răng và cơ bắp cho bé. Thực phẩm được khuyến khích nên bổ sung hàng ngày, chứa lượng canxi lớn nhất đó là sữa. Ngoài sữa tươi uống hàng ngày thì sữa chua không chỉ giúp mẹ bầu ăn ngon miệng mà còn mang lại nhiều lợi ích nhất định.
Ngoài lượng canxi và protein cao, sữa chua còn mang lại những vi khuẩn có lợi, giúp tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể và phòng ngừa nhiều bệnh thường gặp khi mang thai như cao huyết áp, táo bón…
Cải thiện hệ tiêu hóa: Sữa chua cho bà bầu cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các vi khuẩn có lợi, giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng. Ăn sữa chua đều đặn mỗi ngày giúp phòng ngừa táo bón và bệnh trĩ hiệu quả.
Giảm cảm giác thèm ăn: Trong thời gian mang thai, nhiều mẹ bầu thường phải đối mặt với chứng thèm ăn những thực phẩm không lành mạnh như dưa chua, đồ chiên rán, đồ cay… Lúc này mẹ có thể chọn sữa chua thay thế để vừa có cảm giác ngon miệng vừa cung cấp được dưỡng chất.
Ngăn ngừa cao huyết áp: Một trong những lợi ích tuyệt vời của sữa chua với mẹ bầu là ngăn ngừa chứng cao huyết áp thai kỳ. Trong thời gian mang thai, nguy cơ mắc cao huyết áp sẽ tăng cao và mẹ bầu chớ quên bổ sung sữa chua hàng ngày. Thực phẩm này cũng rất tốt cho hệ tim mạch, giảm mức độ cholesterol trong cơ thể.
Giảm nguy cơ nhiễm trùng: Các loại vi khuẩn có lợi trong sữa chua cũng giúp chống lại các vi khuẩn có hại gây bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, sữa chua còn giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn.
Giải tỏa căng thẳng, lo âu: Căng thẳng và lo lắng là triệu chứng phổ biến trong thai kỳ. Tác dụng tuyệt vời của sữa chua là giúp cài thiện tâm trạng bà bầu, giảm bớt chứng lo lắng, phiền muộn.
Bà bầu ăn sữa chua nào có tốt cho thai nhi?
Bổ sung canxi cho trẻ
Sữa chua không những bổ dưỡng mà còn rất giàu canxi cần thiết cho bà bầu. Nó giúp hình thành xương, răng cho thai nhi và ngừa chứng loãng xương cho mẹ. Nếu mẹ không chịu bổ sung đầy đủ cho cơ thể thì canxi sẽ được rút từ mẹ để truyền sang cho con.
Giúp bé phát triển cơ bắp
Protein có trong sữa chua rất có lợi cho sự hình thành và phát triển cơ bắp của bé và giúp hai mẹ con khỏe mạnh suốt 9 tháng thai kỳ. Đặc biệt ở những tháng cuối, mẹ đừng quên ăn sữa chua để cơ bắp con phát triển, săn chắc. Khi ra đời, con sẽ trông bụ bẫm, có da có thịt, không bị nhăn nheo, gầy ốm.
Giúp da em bé trắng hồng
Ăn sữa chua giúp cả mẹ lẫn con có làn da sáng khỏe, trắng hồng. Trong sữa chua có axit lactic có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập và hãm bớt hoạt động của các vi khuẩn có hại, bảo vệ làn da.
Trong sữa chua có nhiều vitamin A, B, D, sắt, khoáng chất… ngăn ngừa thiếu máu, làm da dẻ trắng mịn, hồng hào. Đó là lý do vì sao mẹ ăn nhiều sữa chua trong thời gian dài thì cơ hội đẻ con da trắng hồng xinh xắn cũng cao hơn.
Bà bầu có ăn được sữa chua nha đam không?
Có rất nhiều loại sữa chua khác nhau, bà bầu ăn sữa chua nha đam được không là một thắc mắc của không ít mẹ bầu.
Nha đam là một thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải khát và được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon miệng như chè nha đam, sữa chua nha đam… Ngoài ra, nha đam là một loại thuốc được sử dụng từ thời cổ đại có tác dụng làm lành vết thương.
Bên cạnh đó, loại cây này còn tỏ ra vô cùng hiệu quả trong việc hỗ trợ tiêu hóa, kháng khuẩn, làm dịu vết bỏng hoặc vết côn trùng đốt. Một số công dụng khác của nha đam bao gồm:
Tác dụng làm thuốc xổ, nhuận tràng
Loài cây này có thể trị loét dạ dày và giúp phòng ngừa bệnh sỏi niệu.
Nha đam là một thần dược trong việc làm đẹp của các chị em. Nhựa nha đam được sử dụng rất nhiều trong các công thức làm đẹp như dưỡng da, chăm sóc tóc.
Công dụng của nha đam nhiều như vậy nhưng bà bầu ăn sữa chua nha đam được không? Bỏ qua những công dụng trên thì loại thảo dược tự nhiên này lại không phải là một loại thực vật lành tính và hoàn toàn không phù hợp cho bà bầu.
Dưới đây là những ảnh hưởng của nha đam để trả lời câu hỏi bà bầu ăn sữa chua nha đam được không:
Kích thích co thắt dạ con
Bà bầu 3 tháng đầu ăn được sữa chua nha đam không? Câu trả lời là không nên vì trong giai đoạn đầu của thai kỳ, co thắt dạ con là một điều vô cùng nguy hiểm và có thể dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Bên cạnh việc không tốt cho quá trình phát triển của thai nhi, bà bầu ăn sữa chua nha đam khiến cho tử cung co thắt nhiều và mạnh có thể khiến động thai hoặc sảy thai.
Tác dụng như thuốc xổ
Chất anthraquinone trong nha đam có tác dụng kích thích nhu động của ruột già nếu dùng với số lượng nhỏ. Khi dùng với liều cao, chất này sẽ hoạt động như một thuốc xổ rất mạnh. Đây cũng là lý do vì sao nha đam không phải là một loại thực phẩm thích hợp cho bà bầu.
Tụt huyết áp
Dùng nha đam liên tục sẽ khiến cho mẹ bầu bị giảm huyết áp. Bà bầu ăn nha đam có thể sẽ gặp phải những tác động xấu khi bị tụt huyết áp. Huyết áp thấp cũng sẽ cản trở việc đưa các chất dinh dưỡng từ mẹ sang thai nhi.
Giảm lượng kali trong máu
Việc đi tiểu nhiều hoặc tiêu chảy do dùng quá nhiều nha đam có thể gây ra những tác hại đó là giảm kali trong máu. Hạ kali gây ra tình trạng mệt mỏi, yếu cơ, chuột rút ảnh hưởng không tốt đến mẹ bầu. Ngoài ra, điều này còn có thể tạo thành những biến chứng nguy hiểm như liệt cơ hoặc mất phản xạ gân xương.
Hạ đường huyết
Những mẹ bầu đang mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, đái tháo đường lâu năm nên hết sức cẩn thận khi ăn các món ăn có thành phần nha đam vì chúng có thể khiến cho đường huyết bị giảm đột ngột, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Qua bài viết trên chắc hẳn các mẹ bầu đã giải đáp được thắc mắc bà bầu ăn sữa chua nha đam được không.
Việc ăn sữa chua bình thường thì rất tốt cho sức khỏe nếu dùng vừa phải. Tuy nhiên đối với nha đam và các sản phẩm từ nha đam trong đó có sữa chua nha đam thì bà bầu nên hạn chế tuyệt đối vì những tác hại khôn lường của nha đam.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.