Vì sao mang thai lại dễ bị trĩ?

Trĩ là bệnh lý phổ biến hàng đầu trong nhóm các bệnh lý vùng hậu môn. Bệnh ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống người bệnh.

Phụ nữ mang thai là đối tượng rất dễ bị trĩ. Có thể trước khi mang thai, phụ nữ đã mắc và khi mang thai trĩ sẽ nặng hơn. Cứ 10 phụ nữ mang thai thì có 7-8 người bị bệnh lý này.

Bà bầu bị trĩ phải làm sao để không ảnh hưởng đến thai nhi là vấn đề được nhiều chị em quan tâm - Ảnh minh họa: Internet

Trước khi tìm hiểu bà bầu bị trĩ phải làm sao, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh này ở phụ nữ mang thai.

  • Tử cung phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới. Điều này có thể làm chậm sự tuần hoàn máu từ nửa dưới cơ thể, tăng áp lực lên các tĩnh mạch dưới tử cung và làm tử cung sưng lên.
  • Táo bón, một trong những chứng phổ biến khi mang thai. Cũng là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm bệnh trĩ thêm trầm trọng. Đó là do sự căng cơ dẫn đến bệnh trĩ và phụ nữ thường có xu hướng căng cơ khi phải gắng sức rặn để đi vệ sinh.
  • Ngoài ra, sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai khiến các thành tĩnh mạch dễ bị sưng. Progesterone làm chậm nhu động ruột và khiến bạn dễ bị táo bón.
  • Nếu bạn có tiền sử bệnh trĩ, nhiều khả năng chúng sẽ phát triển thêm khi bạn mang thai. Áp lực trong giai đoạn thứ hai của thời kì mang thai cũng sẽ dẫn đến việc bệnh trĩ phát triển.

Dấu hiệu của bệnh trĩ khi mang thai

Bà bầu bị trĩ khi mang thai làm đi đại tiện đau, rát, đôi khi chảy máu vùng hậu môn - Ảnh minh họa: Internet

Các triệu chứng có thể gặp khi bà bầu bị trĩ bao gồm:

Có hai dạng trĩ là trĩ trong và trĩ ngoài. Đối với trĩ trong, bạn không thể biết cho đến khi đi ngoài ra máu. Máu có thể nhỏ giọt hoặc chỉ đủ dính một vệt nhỏ vào giấy vệ sinh.

Trĩ ngoại sẽ làm xuất hiện búi trĩ phình to ra khỏi hậu môn với hình dạng của một quả nho. Búi trĩ tự thụt lên sau khi đi cầu hoặc phải dùng tay đẩy lên.

Các biểu hiện khác của bệnh như:

  • Đau và nóng rát khi đi cầu.
  • Búi trĩ sưng to và sẽ gây cảm giác nặng và căng tức ở hậu môn. Một số phụ nữ cho biết sau khi quan hệ tình dục xong thì cảm giác đau nhói xung quanh búi trĩ gia tăng.
  • Khu vực ảnh hưởng bị ngứa và ẩm ướt do chất dịch từ búi trĩ tiết ra
  • Trường hợp nặng, búi trĩ sa xuống và nằm thường trực ngoài ống hậu môn

Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?

Việc không may mắc bệnh trĩ trong thai kỳ dù nặng hay nhẹ đều ít nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm lý của bà bầu. Bà bầu bị trĩ có nguy hiểm không là thắc mắc chung của nhiều chị em.

Theo các chuyên gia khoa sản, bệnh trĩ tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt cũng như chất lượng sống, nhất là khi để bệnh diễn biến nặng. Việc lưu giữ chất thải trong ruột trong thời gian dài vì không đi vệ sinh được ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

Tuỳ thuộc vào tình trạng trĩ nhẹ hay trĩ nặng mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bà bầu sinh thường hoặc sinh mổ - Ảnh minh họa: Internet

Bà bầu bị trĩ nên đẻ mổ hay đẻ thường tùy thuộc vào mức độ bệnh như thế nào. Đối với những bà bầu bị trĩ nhẹ, có thể đẻ thường. Tuy nhiên, việc đẻ thường ít nhiều cũng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của mẹ đẻ.

Lý do là vì khi đẻ thường, chắc chắn búi trĩ cũng sẽ thò xuống dài hơn hoặc vùng trĩ cũng sẽ tổn thương nặng hơn. Chính vì vậy, với những người bị trĩ mới sinh đẻ sẽ thường bị đau mỗi khi đi đại tiện.

Nếu bệnh ở giai đoạn nặng với các triệu chứng búi trĩ thò ra ngoài, táo bón, có thể có hiện tượng chảy máu, ngứa hậu môn và thai đã nhiều tuần tuổi thì cách tốt nhất là nên đẻ mổ.

Sở dĩ bà bầu bị trĩ nặng không nên đẻ thường là vì khi đẻ thường bà bầu sẽ phải rặn nhiều, dồn sức để rặn, từ đó búi trĩ nó sẽ tụt xuống làm cho bệnh càng ngày càng nặng thêm, rất nguy hiểm cho bà bầu.

Các mẹ bầu nếu gặp tình trạng trĩ sưng to, gây đau đớn, cần có sự can thiệp của phẫu thuật thì cũng phải đợi ít nhất 6 tuần sau khi sinh mới có thể cắt bỏ trĩ, bởi phải chờ các cơ ở hậu môn trở lại bình thường.

Bà bầu bị bệnh trĩ phải làm sao cho mau khỏi bệnh?

Bà bầu bị bệnh trĩ phải làm sao trong thai kỳ để giảm đau đớn và khó chịu của căn bệnh này mà vẫn đảm bảo an toàn cho thai nhi?

Cùng tìm hiểu các phương pháp tự nhiên khắc phục bệnh hữu ích sau đây:

  • Đối với bà bầu bị trĩ ở mức độ nhẹ, có thể áp dụng phương pháp giảm đau tạm thời như ngâm phần dưới cơ thể trong nước ấm từ 10 - 15 phút một vài lần mỗi ngày. Điều này giúp giảm bớt khó chịu, kích thích máu lưu thông, làm giảm cảm giác đau đớn.
Ngâm mình trong nước ấm hoặc chườm túi đá có thể giúp bà bầu giảm đau nhanh khi bị trĩ - Ảnh minh họa: Internet

Sau khi ngâm xong, hãy dùng khăn mềm lau khô và đừng mặc quần lót trong khi hậu môn còn ẩm ướt bởi đây là điều kiện thuận lợi cho nấm và vi khuẩn phát triển gây ngứa dữ dội hơn.

  • Một trong những biện pháp giảm đau khác là chườm túi nước đá. Chườm nước đá rất hiệu quả trong việc giảm ngứa, đau và viêm. Bà bầu bị bệnh trĩ có thể áp dụng cách này hai đến ba lần một ngày để nhanh chóng cắt đứt cơn đau khó chịu.
  • Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu và đừng nán lại nhà vệ sinh quá lâu để tăng áp lực lên trực tràng.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau mỗi lần tiểu tiện. Càng nhịn đi tiêu, vệ sinh không sạch sẽ thì bệnh không có dấu hiệu giảm bớt đi mà lại càng trở nên nặng hơn.
  • Một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng trĩ ở phụ nữ mang thai đó là táo bón. Vì vậy, chị em cần đẩy lùi táo bón bằng chế độ ăn uống khoa học để đẩy lùi tình trạng táo bón.
Bà bầu cần phòng ngừa bệnh trĩ bằng chế độ ăn nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây - Ảnh minh họa: Internet

Thêm chất xơ vào bữa ăn hàng ngày và các thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, mồng tơi, đu đủ, bắp… Uống tối thiểu 2 lít nước một ngày sẽ giúp bạn ngăn ngừa được táo bón và giảm thiểu sự khó chịu do bệnh trĩ gây ra.

  • Tập thể dục thường xuyên như yoga, bơi lội, đi bộ… sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu và tăng cường độ dẻo dai cho các múi cơ vùng kín, giúp quá trình chuyển dạ được thuận lợi.

Các mẹo chữa bệnh trĩ dân gian an toàn

Chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng lá diếp cá

Thành phần Quercetin và Isoquercetin có trong lá diếp cá được cho là có khả năng làm bền chắc tĩnh mạch hậu môn cho bà bầu bị trĩ. Ngoài ra, đặc tính sát trùng, kháng viêm tự nhiên của tinh dầu lá diếp cá sẽ giúp giảm sưng đau, thu nhỏ búi trĩ.

Cách sử dụng: Bạn lấy lá diếp cá tươi đem nấu nước, đổ ra một cái bô sạch và ngồi lên trên xông hậu môn. Khi nước nguội, vớt xác lá diếp cá đắp trực tiếp vào búi trĩ. Thực hiện mỗi ngày một lần cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.

Dùng lá diếp cá trị bệnh trĩ cho bà bầu rất hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Khắc phục bệnh trĩ ở bà bầu bằng nha đam tươi

Nếu bạn đang thắc mắc bà bầu bị trĩ phải làm sao để hết bệnh, có thể sử dụng nha đam để điều trị.

Trong nha đam có nhiều hoạt chất quý như bradykinase, anthraquinon và các vitamin A, B, C, E. Chúng có khả năng kháng viêm, giảm đau, kích thích tổn thương mau lành.

Cách sử dụng: Gọt bỏ vỏ màu xanh của nha đam và lấy gel bôi lên búi trĩ hai lần mỗi ngày.

Bà bầu cần khắc phục tình trạng bệnh trĩ khi mới phát hiện bệnh để tránh bệnh có chuyển biến nặng ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ và sinh em bé.