Bà bầu bị ốm nghén nên uống gì?
Ốm nghén ở phụ nữ mang thai
Ốm nghén được ví như một nỗi ám ảnh kinh hoàng của nhiều phụ nữ mang thai. Tình trạng này thường xảy ra nặng nhất vào mỗi buổi sáng, có khi còn kéo dài cả ngày khiến cuộc sống của bà bầu bị đảo lộn hoàn toàn.
Ốm nghén là một hiện tượng sinh lý khiến bà bầu cảm thấy nôn nao khó chịu trong người, thỉnh thoảng kèm theo những cơn ói mửa, thường tập trung ở giai đoạn đầu của thai kỳ.
Trên thực tế có đến 80% phụ nữ mang thai gặp phải triệu chứng này, 20% thai phụ còn lại rất may mắn không bị buồn nôn hay kén ăn mà trải qua 3 tháng đầu một cách êm ả. Ngoài ốm nghén, thai phụ còn có thể gặp các triệu chứng khác như mệt mỏi, chán ăn, chóng mặt hoặc buồn ngủ.
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng ốm nghén khi mang thai là do sự thay đổi của nội tiết tố thai kỳ, xuất hiện rõ nét nhất vào khoảng tuần thứ 5 – 6 và giảm dần vào tuần thứ 12 – 16.
Cảm giác buồn nôn có thể xuất hiện sau khi ăn hoặc khi dạ dày đang trống rỗng. Ốm nghén còn khiến sở thích ăn uống của bà bầu thay đổi, kèm theo sự nhạy cảm quá mức với mùi và vị của thực phẩm.
Đồ uống cho bà bầu bị ốm nghén
1. Soda và nước ngọt có gas
Nghe có vẻ kỳ lạ vì những thức uống này thường được bác sĩ khuyên hạn chế trong thai kỳ. Vì nó chứa hàm lượng đường cao và các chất tạo mùi vị không tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, có rất nhiều bà mẹ mách nhau rằng nước ngọt có gas là cách để bình ổn cơn ốm nghén hiệu quả vì nó làm dịu cổ họng và ngăn chặn cảm giác buồn nôn ngay lập tức.
Các loại nước giải khát có gas không phải bị cấm hoàn toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên, bà bầu cần kiểm soát lượng nước ngọt uống vào mỗi ngày. Không nên lạm dụng vì dễ gây phụ thuộc tâm lý dẫn đến uống quá nhiều. Tuy nhiên, đây cũng là một giải pháp nếu bà bầu cảm thấy quá khó chịu khi cơn nghén xảy ra liên tục.
2. Thức uống năng lượng
Các loại thức uống thể thao cung cấp điện giải có thể được lựa chọn nếu bà bầu bị mất nước nghiêm trọng do nôn ói. Các loại thức uống này còn chứa chất điện giải cần thiết cho cơ thể như kali và natri.
Tuy nhiên, thức uống thể thao và nước ngọt có gas kể trên thường chứa khá nhiều đường và hương liệu nhân tạo. Vì vậy, bà bầu chỉ nên dùng một lượng vừa phải.
3. Nước gừng
Gừng có tác dụng giúp giảm cảm giác buồn nôn cho một số bà mẹ mang thai. Mẹ có thể cho thêm gừng vào nước ấm để uống như trà hoặc ngậm một lát gừng tươi khi cơn khó chịu đang diễn ra.
Nước gừng khá lành tính đối với bà bầu bị ốm nghén. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng phù hợp vì một số mẹ khi ngửi mùi gừng còn nghén nặng hơn. Do đó, để biết có hiệu quả với mình hay không, mẹ bầu nên thử với một lượng nhỏ.
4. Nước ép trái cây hoặc nước ép rau củ
Một số bà bầu bị nghén không thể ăn được trái cây hoặc rau quả. Mẹ hãy thử ép ra và uống tươi. Các loại nước ép trái cây họ cam quýt như bưởi, cam… hoặc từ rau củ như nước ép cà rốt… rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
Khi ép, mẹ không nên thêm quá nhiều đường. Nếu mua các loại nước ép bên ngoài, nên chú ý vấn đề vệ sinh ở nơi bán.
5. Các loại thức uống lên men
Một số bà mẹ chia sẻ rằng: các loại thức uống lên men như nước trái cây lên men, sữa chua lên men… có thể giúp bà bầu cảm thấy thoải mái hơn sau khi nôn. Nếu như mẹ phù hợp với các loại thức uống này, mẹ có thể áp dụng để giảm bớt cơn nghén khó chịu của mình.
6. Thức uống không chứa caffeine
Trong danh sách đồ uống cho bà bầu bị ốm nghén sẽ không có các thức uống chứa caffeine. Caffeine sẽ làm tăng co bóp hệ tiêu hóa, dẫn đến dễ buồn nôn hơn. Do đó, bà bầu bị nghén chỉ nên chọn các thức uống không chứa caffeine.
7. Đá viên hoặc nước lạnh
Đây là lựa chọn cuối cùng nếu tất cả những thức uống trên không thành công, mẹ hãy ngậm một viên đá hoặc một ngụm nước lạnh mỗi khi có cảm giác buồn nôn.
Một số lưu ý khi bà bầu bị ốm nghén lựa chọn đồ uống
Nếu mẹ bị nôn nghiêm trọng thì việc đầu tiên là phải đảm bảo việc bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Mẹ có thể không cần phải cố gắng ăn nếu thấy khó chịu nhưng phải uống đủ nước để giữ ẩm cho cơ thể.
Hãy luôn chắc chắn rằng những thức uống của mẹ không chứa cồn hoặc có hàm lượng caffeine cao bởi vì các loại thức uống này có thể gây hại cho em bé.
Những loại nước giải khát thường có hàm lượng đường rất cao, vì vậy, mẹ hãy chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng để đảm bảo không bị bệnh nha chu.
Luôn để cạnh giường một bình nước lọc đun sôi để nguội và một vài loại đồ ăn nhẹ. Uống nước mỗi sáng ngay khi thức dậy và nhấm nháp một ít bánh quy sẽ làm giảm lượng axit trong dạ dày, giảm hình thành cơn nghén.
Nếu mẹ có cảm giác nôn ngay cả khi uống nước lọc, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn các phương pháp điều trị, ngăn chặn cơ thể bị mất nước. Khoảng 1 – 3% phụ nữ sẽ gặp phải chứng thai nghén nghiêm trọng buộc bác sĩ phải kê đơn các loại thuốc chống nôn.
Bà bầu bị ốm nghén nên uống gì mà mẹ cảm thấy dễ chịu nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể mẹ và an toàn sức khỏe cho mẹ và bé.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.