Bà bầu ăn mít có được không?
Giá trị dinh dưỡng của quả mít
Trước khi giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn mít có được không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu giá trị dinh dưỡng mà mít mang lại cho sức khỏe con người.
Mít là loại trái cây chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau, khoảng 200g mít sẽ cung cấp 155 calo, trong đó chỉ có 5 calo đến từ các thành phần chất béo có trong mít. Do đó, mít là một lựa chọn lành mạnh.
Mít có thành phần chất béo bão hòa, cholesterol và natri rất thấp, thậm chí là không có.
Mặt khác, mít lại là một nguồn cung cấp vitamin vô cùng phong phú gồm: folate (vitamin B9), thiamin (vitamin B1), niacin (vitamin B3), riboflavin (vitamin B2), Vitamin C, Vitamin A… cùng với các khoáng chất như: đồng, mangan, kali, sắt và canxi.
Chất xơ có trong quả mít đóng một vai trò quan trọng trong việc kích thích tiêu hóa. Các thành phần dinh dưỡng trong mít có khả năng kháng khuẩn, chống ung thư và tăng cường sức khỏe, do đó mít được xem là một dược liệu quan trọng của y học Trung Hoa.
Bà bầu ăn mít có được không?
Mặc dù hầu hết chúng ta đều nhận biết được giá trị dinh dưỡng của mít nhưng thường tự hỏi liệu bà bầu ăn mít có được không, có an toàn không? Một vài quan điểm cho rằng phụ nữ mang thai nên tránh xa mít vì cho rằng ăn mít có thể khiến bà bầu bị sẩy thai.
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định rằng đây là một quan điểm sai lầm. Không có cơ sở khoa học chứng minh việc ăn mít khiến bà bầu gặp bất kỳ rủi ro nào. Do đó, bà bầu hoàn toàn có thể ăn mít trong liều lượng cho phép, như một loại trái cây lành mạnh và tốt cho sức khỏe.
Lợi ích khi bà bầu ăn mít trong thai kỳ
1. Hỗ trợ dạ dày
Ăn mít với số lượng phù hợp sẽ giúp bà bầu giảm bớt các vấn đề về tiêu hóa, bao gồm tình trạng loét hiện diện trên niêm mạc dạ dày cũng như làm giảm hiện tượng ốm nghén một cách đáng kể.
2. Lợi ích từ khoáng chất có trong mít
Khoáng chất ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi, mỗi loại khoáng chất sẽ đảm đương vai trò nâng đỡ một yếu tố cốt lõi của trẻ. Do đó, việc bổ sung đủ chất trong thai kỳ là cực kỳ quan trọng và mít chính là loại trái cây mẹ cần.
3. Giảm huyết áp
Phụ nữ có thai nếu bị tăng huyết áp có thể gây ảnh hưởng cho thai nhi, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Mít có thể giúp mẹ kiểm soát huyết áp và duy trì sự an toàn cho bé.
4. Cung cấp năng lượng
Mang thai sẽ rút cạn nguồn năng lượng của mẹ một cách nhanh chóng. Mẹ bầu luôn cảm thấy uể oải, lười biếng và chỉ muốn nghỉ ngơi. Nhâm nhi một ít mít sẽ cung cấp cho mẹ lượng calo tức thì, giúp mẹ hồi phục nguồn năng lượng tốt.
5. Kích thích hệ tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ trong mít đủ để đáp ứng 10% chất xơ cơ thể cần mỗi ngày, giúp điều hòa nhu động ruột, giảm táo bón và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.
6. Nồng độ natri rất thấp
Một vài loại trái cây có chứa chất béo bão hòa và lượng natri đáng kể khiến chúng trở thành trái cây không an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, cả hai yếu tố trên đều tồn tại với số lượng không đáng kể trong mít, vì vậy mít trở thành một lựa chọn lành mạnh cho tất cả mọi người.
7. Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi
Vitamin A, vitamin C, folate (B9), sắt và nhiều hợp chất quan trọng khác có trong mít đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và nuôi dưỡng các cơ quan của em bé, giúp bé phát triển bình thường, hạn chế các dị tật bẩm sinh.
8. Giảm căng thẳng
Suốt 9 tháng mang thai, mẹ bầu rất dễ bị căng thẳng, áp lực, điều này hoàn toàn không tốt cho em bé. Các thành phần của mít đã được nghiên cứu có tác dụng làm giảm căng thẳng rất hiệu quả khi mẹ bầu ăn thường xuyên trong thai kỳ.
9. Tăng cường hệ miễn dịch
Mít là nguồn cung cấp vitamin C rất tốt cho mẹ. Vitamin C giúp mẹ tăng cường hệ thống miễn dịch yếu ớt trong suốt thai kỳ.
10. Ổn định nội tiết tố
Hormone thai kỳ lên xuống thất thường cũng khiến tâm trạng bà bầu thay đổi chóng mặt, sớm nắng chiều mưa. Thật may mắn khi mít có thể giúp mẹ kiểm soát sự thay đổi của hormone, tránh lên xuống đột ngột khiến tâm tình của mẹ dễ chịu hơn rất nhiều.
Tác dụng phụ của mít đối với thai kỳ của mẹ
Tuy mít mang lại rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu, nhưng mặt khác nó cũng gây ra một số tác dụng không mong muốn nếu mẹ ăn quá nhiều mít. Do đó, mẹ bầu cần nắm vững các tác dụng phụ của mít để cân nhắc lựa chọn.
Mít có vị ngọt, thành phần có chứa đường sẽ khiến nồng độ đường huyết của mẹ dao động. Vì vậy, đối với thai phụ mắc bệnh tiểu đường, nên hạn chế ăn mít trong thai kỳ.
Mít có khả năng làm tăng tốc độ đông máu, điều này có lợi cho hầu hết mọi người. Nhưng đối với phụ nữ có vấn đề liên quan đến máu từ trước, việc ăn mít phải hết sức thận trọng để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Ăn mít với số lượng lớn trong một bữa ăn có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa khác vì lúc này mít sẽ hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên.
Những chị em bị dị ứng với mít tốt nhất nên tránh xa loại trái cây này trong suốt thai kỳ của mình.
Vậy bà bầu ăn mít có được không còn tùy vào một số yếu tố chủ quan của mẹ như: Cơ địa, bệnh tiểu đường hoặc liều lượng mít mà mẹ ăn. Tuy nhiên, nhìn chung mít là một loại trái cây bổ dưỡng và phù hợp để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ.
Nguồn: https://parenting.firstcry.com/articles/eating-jackfruit-during-pregnancy-is-it-safe/
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.