Bà bầu ăn cà tím: Nên hay không nên trong thai kỳ?
Nội dung bài viết:
Cà tím là một trong những loại rau phổ biến ở Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây là thực phẩm cực kỳ có lợi cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, cũng có tin đồn rằng phụ nữ mang thai không nên ăn cà tím để tránh ảnh hưởng sức khoẻ. Vậy bà bầu có nên ăn cà tím không?
Những công dụng thần kỳ của cà tím đối với sức khoẻ của mẹ và bé
Ngược lại với tin đồn, cà tím là thực phẩm cực kỳ giàu dinh dưỡng không thể không bổ sung vào thực đơn khi mang thai. Bà bầu sẽ nhận được nhận lợi ích sau đây:
Phòng ngừa dị tật thai nhi
Cà tím có chứa lượng folate, axit folic dồi dào – là một chất dinh dưỡng quan trọng rất cần thiết với mẹ mang thai để phòng tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vì vậy khi mẹ bầu ăn loại quả này sẽ giúp phòng ngừa nguy cơ thai nhi bị khuyết tật ống thần kinh và các dị tật khác, đồng thời cũng giúp phát triển hồng cầu trong máu.
Hỗ trợ cho sự phát triển cho thai nhi
Cà tím là nguồn tuyệt vời giàu vitamin C, niacin, phức hợp B, vitamin A và vitamin E,… rất cần thiết cho sự phát triển tổng thể của thai nhi. Ngoài ra, cà tím còn chứa các khoáng chất như kali, đồng, mangan và sắt… giúp duy trì sự cân bằng diện giải và tăng lượng máu cũng như lượng hemoglobin đáng kể.
Hạn chế tiểu đường thai kỳ
Nguy cơ mắc tiểu đường trong thai kỳ khá cao, loại rau này có tác dụng diệu kỳ điều chỉnh lượng đường trong máu và ngăn ngừa những đột biến về mức đường tăng lên. Vì vậy, bà bầu ăn cà tím trong thai kỳ sẽ có tác dụng hạn chế bệnh tiểu đường cũng như các biến chứng nguy hiểm do tiểu đường gây ra.
Phòng ngừa tăng huyết áp
Cà tím cũng được coi như một phương thuốc tự nhiên giúp phòng ngừa chứng cao huyết áp cho mẹ bầu. Bioflavonoids có trong cà tím giúp ổn định huyết áp, tăng cường sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng sức khỏe thai kỳ.
Ngoài ra, cà tím còn còn giúp giảm lượng cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt. Từ đó, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, ngăn ngừa đột quỵ.
Trị táo bón và rối loạn tiêu hoá
Bà bầu có nên ăn cà tím nấu không là thắc mắc của nhiều chị em. Tiêu thụ cà tím trong quá trình mang thai sẽ giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa và giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, đồng thời cũng có tác dụng điều trị chứng rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra, cà tím là một nguồn chất xơ tuyệt vời, sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, giúp ruột vận động trơn tru và giảm thiểu chứng táo bón trong thai kỳ. Một quả cà tím cung cấp khoảng 4,9 gram chất xơ, vì vậy mẹ có thể ăn cà tím mỗi tuần để phòng ngừa chứng táo bón.
Tăng cường hệ miễn dịch
Cà tím giàu chất chống oxy hóa giúp bà bầu tăng cường khả năng miễn dịch, tránh nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và một số bệnh khác khi mang thai. Hoạt chất nasunin trong vỏ cà sẽ giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ tổn thương tế bào DNA trong thai kỳ.
Với những tác dụng tuyệt vời của cà tím đối với sức khoẻ mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi, chắc chắn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc bà bầu có nên ăn cà tím.
Lưu ý khi bà bầu ăn cà tím trong thai kỳ
Tuy cà tím có nhiều tác dụng thần thánh đối với sức khoẻ của mẹ và bé nhưng nếu ăn quá nhiều, ăn không đúng cách thì bà bầu sẽ tự rước rắc rối vào bản thân.
3 tác dụng phụ không mong muốn mà bà bầu có thể gặp khi ăn cà tím như sau:
Gây co thắt tử cung
Bà bầu có nên ăn cà tím trong ba tháng đầu thai kỳ? Tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn nhạy cảm, thai nhi còn nhỏ vì vậy mẹ bầu cần hết sức cẩn trọng trong quá trình chăm sóc bản thân, đặc biệt là những thực phẩm không nên ăn để không gây nguy hiểm đến thai nhi.
Trong cà tím có chứa phytohormones có tác dụng hỗ trợ và điều trị các vấn đề kinh nguyệt của chị em phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, vô sinh. Vì vậy, nếu ăn quá nhiều cà tím sẽ dẫn đến tình trạng co thắt tử cung, sảy thai hoặc sinh non. Bà bầu nên kiêng ăn cà tím trong giai đoạn đầu mang thai để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Rối loạn tiêu hoá
Ăn quá nhiều cà tím cũng làm kích thích tăng axit trong dạ dày, vì thế phụ nữ mang thai có thể cảm thấy không thoải mái và khó chịu sau khi ăn quá nhiều cà tím. Điều này cũng có thể dẫn đến các biến chứng thai kỳ khác.
Bên cạnh đó, cà tím có tính hàn nên ăn vào mùa hè thì tốt, giúp thanh nhiệt cơ thể. Song nếu bà bầu ăn quá nhiều sẽ dẫn tới lạnh bụng, tiêu chảy.
Dị ứng
Cà tím chưa nấu chín có chứa nhiều axit và một số chất độc, trên thực tế đã có nhiều trường hợp dị ứng cà tím sống. Nguyên do được xác định là trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao gây ra các triệu chứng như ngứa da, ngứa miệng.
Cách chế biến cà tím cho bà bầu
Để đảm bảo phát huy lợi ích của cà tím đối với sức khoẻ và an toàn cho sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu cần phải ăn và chế biến cà tím đúng cách để hạn chế những tác hại mà nó gây ra.
Bà bầu chỉ nên ăn một lượng cà tím vừa phải, từ 200 – 250 gam mỗi bữa ăn, mỗi tuần ăn 2 – 3 lần. Và cũng nên chú ý các mẹ bầu đang cảm thấy mệt mỏi thì không nên ăn cà tím.
Trước khi chế biến cà tím, chúng ta nên ngâm cà tím bằng giấm hoặc cho trực tiếp giấm khi nấu ăn để loại bỏ chất solanine có thể gây độc cho cơ thể.
Dù là bạn chế biến món cà tím xào hay nấu canh thì cũng không nên nấu ở nhiệt độ quá cao. Chế biến ở nhiệt độ cao, các chất khoáng sẽ bị mất đi và chuyển hóa thành các chất không có lợi cho cơ thể. Trong khi đó, các vitamin nhóm A,B, C…sẽ bị hao hụt đến hơn 50%.
Mẹo chọn cà tím ngon là mẹ nên chọn quả có kích thước vừa phải nhưng cầm chắc tay, không quá cứng cũng không quá mềm nhũn hay có vết, đốm bất thường, vỏ quả sáng và có màu tím thẫm.
Một đặc thù khi ăn cà tím là không nên bỏ vỏ vì vỏ cà tím có rất nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy, mẹ nhớ rửa sạch cà tím qua nước muối pha loãng trước khi chế biến.
Bà bầu có nên ăn cà tím không? Câu trả lời là có nhưng chúng ta cần phải ăn đúng cách thì mới phát huy được hết lợi ích mà loại rau này mang lại. Mẹ bầu cần đảm bảo đã nấu chín trước khi ăn để loại bỏ những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.