Nấm hương hay còn gọi là nấm đông cô là loại nấm có nguồn gốc ở Đông Á. Mọc nhiều ở Việt Nam, Nhật bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Nấm hương có hình dạng tương tự như chiếc ô, đường kính mũ nấm khoảng 5cm, màu nâu nhạt đến đậm.

Nấm mọc trên các cây to như sồi, dẻ, phong. Nấm hương tươi có thời gian bảo quản ngắn nên thường được sấy khô cho thời gian bảo quản lên đến vài năm.

Ảnh minh họa: Internet

Từ xưa, nấm hương đã được mệnh danh là "vua của khả năng miễn dịch", chứa đến 18 loại axit amin quan trọng, chính là nấm hương - được mệnh danh là "vua của khả năng miễn dịch." Protein đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ. Thịt bò là một nguồn protein phong phú và thường xuyên tiêu thụ thịt bò có thể cung cấp sự bồi bổ cho cơ thể.

Thành phần dinh dưỡng của nấm hương ấn tượng khi chứa khoảng 20% protein, không kém hơn so với thịt bò, và được gọi là "nữ hoàng của các loại nấm." Thịt của nấm hương dày, mềm, có hương thơm độc đáo và giàu chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, loại nấm này còn chứa các chất như polysaccharide, terpenoid, sterol, lipid và một số các amino axit rất cần thiết cho sức khỏe.

Công dụng của nấm hương đối với sức khỏe:

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Nhờ chứa 3 hợp chất nổi bật là Eritadenine, sterol, chất xơ beta glucan nên nhiều đánh giá đã chỉ ra việc sử dụng nấm hương sẽ giúp làm giảm cholesterol, từ đó bảo vệ sức khỏe tim mạch được tốt hơn.

Ảnh minh họa: Internet

Một vài nghiên cứu thực hiện trên chuột về nấm hương cho thấy, chế độ ăn nhiều chất béo có bổ sung nấm hương của những con chuột có gan bị nhiễm mỡ ít hơn, mảng bám ít xuất hiện hơn trên thành động mạch cũng như hàm lượng cholesterol thấp hơn hẳn so với chuột không ăn nấm. Vì thế, việc bổ sung loại nấm này mang đến lợi ích rất tốt để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Phòng ung thư

Ngoài những tác dụng nêu trên, nấm hương còn có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống ung thư. Chất hóa học AHCC có trong nấm làm cho lượng tế bào trong cơ thể tăng lên nhanh chóng, có tác dụng chống nhiễm trùng và ức chế các tế bào khối u phát triển.

Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, chất lentinan còn kích thích các tế bào trong cơ thể tấn công trực tiếp lên tế bào ung thư, làm kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư một cách hiệu quả nhất.

Giúp xương chắc khỏe

Việc ăn nấm hương tươi góp phần giúp xương chắc khỏe hơn, bởi dưới tác động của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời, chất ergosterol có trong nấm sẽ chuyển hóa thành vitamin D2. Khi cơ thể được cung cấp đủ lượng vitamin D sẽ giúp xương chắc khỏe, hạn chế tình trạng còi xương, đặc biệt giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp ở phụ nữ và đa xơ cứng.

Tăng cường hệ miễn dịch

Ngoài ra, nấm còn có tác dụng chống oxy hóa, đẩy các chất thải ra khỏi cơ thể hiệu quả, làm cho miễn dịch trong cơ thể được tăng cao nhờ hàm lượng vitamin C. Đây cũng là nguồn cung cấp vitamin D và canxi dồi dào cho cơ thể, giúp cho cơ thể khỏe mạnh và hệ xương cũng được cải thiện hơn.

Ảnh minh họa: Internet

Đặc biệt, nấm hương còn chứa rất nhiều các loại axit amin và enzyme cần thiết cho quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, giúp cho hệ thống miễn dịch của cơ thể được vững vàng, bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh thông thường.