Ăn mặn có tốt không và gây tác hại gì đến cơ thể?
Muối đóng vai trò cần thiết đối với sức khỏe thần kinh và giúp duy trì ổn định huyết áp, giúp hấp thụ dưỡng chất.
Tuy nhiên ăn mặn có tốt không? Câu trả lời là KHÔNG. Sử dụng đồ ăn mặn thường xuyên có thể khiến sức khỏe bị ảnh hưởng xấu và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Để duy trì sức khỏe ổn định bạn cần tiêu thụ lượng muối vừa đủ. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), chỉ nên ăn mặn ở mức độ vừa phải, đối với người trưởng thành, hàm lượng natri tiêu thụ khoảng 1.500mg natri mỗi ngày, và tối đa là 2.300mg.
1. Ăn mặn có hại gì?
Muối là loại gia vị đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Lượng muối sẽ bị tiêu hao thông qua những hoạt động hàng ngày như vệ sinh, tiết mồ hôi, nước mắt,… Dùng muối bổ sung cho cơ thể thông qua con đường thực phẩm là phương pháp hiệu quả để bù đắp lại lượng muối mất đi.
Ăn mặn nhiều có tốt không? Dùng muối nhiều sẽ dẫn đến nhiều tác hại xấu cho sức khỏe. Bao gồm:
+ Gây sưng phù
Khi bổ sung nhiều thực phẩm giàu natri vào cơ thể sẽ dẫn đến dư thừa lượng natri. Chúng sẽ được giải phóng vào máu. Thông thường, lượng natri và chất lỏng trong máu sẽ được cơ thể điều chỉnh ở mức cân bằng. Tuy nhiên, khi trong máu có nhiều muối sẽ gây mất cân bằng chất lỏng.
Điều này dẫn đến hút nước ra khỏi tế bào vào máu và gây sưng, tích tụ nước, xuất hiện nhiều ở ngón tay và các chi khác. Nếu ngừng ăn mặn thì tình trạng sưng sẽ được giảm dần.
+ Gây khát nước
Dùng nhiều thực phẩm chứa nhiều muối mặn sẽ khiến bạn thấy khát nước. Lý do bởi sự dư thừa natri sẽ dẫn đến mất cân bằng chất lỏng bên trong tế bào. Khi nước được rút ra khỏi tế bào sẽ dẫn đến cơn khát. Để giữ cân bằng cho toàn bộ hệ thống, bạn cần bổ sung thêm nhiều nước.
+ Bụng đầy hơi
Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy, tình trạng tích tụ khí và khó chịu trong dạ dày thường thấy nhiều hơn đối với người có chế độ ăn mặn. Khi bị đầy hơi khó chịu, bạn sẽ uống nước nhiều hơn và dùng những loại thực phẩm có hiệu quả giảm đầy hơi.
+ Ảnh hưởng vị giác
Vị giác của bạn sẽ bị xáo trộn nếu bạn duy trì thói việc thường xuyên ăn mặn. Điều này sẽ khiến cảm giác khi nêm thức ăn và thưởng thức món ăn của bạn bị ảnh hưởng.
+ Sức khỏe đường ruột kém
Ăn mặn, nhiều muối sẽ kích thích sự phát triển của vi khuẩn đường ruột xấu có tên Helicobacter pylori. Đây là vi khuẩn gây tấn công niêm mạc dạ dày và khiến nhiễm trùng nghiêm trọng. Sức khỏe đường ruột sẽ bị kém đi khi mất cân bằng giữa vi khuẩn tốt và xấu trong dạ dày và ruột.
+ Gây khô môi
Ăn mặn thường xuyên khiến cơ thể mất nước, đặc biệt là ở da và môi. Thiếu độ ẩm khiến môi bị khô, nứt nẻ. Tránh dùng thức ăn quá mặn và bổ sung nhiều nước sẽ giúp giảm bớt tình trạng này.
+ Mụn trứng cá
Kết quả nghiên cứu trên Tạp chí Da liễu thẩm mỹ cho thấy, so với người bình thường, những người có chế độ ăn nhiều natri thường xuất hiện nhiều mụn trứng cá hơn.
Nguyên nhân dẫn đến mụn trứng cá là do viêm. Dư thừa lượng natri cũng góp phần dẫn đến vấn đề này. Tuy rằng da mặt bị mụn là điều khó tránh nhưng ăn kiêng hợp lý thì bạn hoàn toàn có thể hạ thấp nguy cơ xuất hiện mụn.
+ Ợ nóng rát
Axit dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây xuất hiện chứng ợ nóng. Điều này có thể dẫn đến sự khó chịu kéo dài trong nhiều giờ.
Dùng nhiều thực phẩm mặn hay nhiều muối là nguyên nhân khiến tình trạng này trầm trọng hơn và khiến sự tấn công của chứng ợ nóng thường xuyên hơn.
+ Gây khó ngủ
Chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng bởi thói quen ăn mặn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thêm nhiều muối vào chế độ ăn uống sẽ khiến bạn khó ngủ và không muốn đi ngủ sớm. Dùng chế độ ăn mặn cũng khiến bạn thấy mệt mỏi hơn sau khi ngủ.
Điều này xuất phát từ việc giữ nước quá mức do muối sẽ dẫn đến đi tiểu thường xuyên và khiến bạn thức giấc giữa đêm. Đồng thời, giữ nước cũng dẫn đến giấc ngủ kém thoải mái hơn.
+ Đi tiểu thường xuyên
Với chế độ ăn mặn, lượng natri trong cơ thể sẽ bị dư thừa và rút ra khỏi tế bào để đi vào máu. Điều này sẽ dẫn đến tăng cường hoạt động của thận. Theo đó, lượng nước loại bỏ từ máu nhiều hơn và chuyển thành nước tiểu, khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.
+ Gây chóng mặt
Khi bạn đang ngồi rồi đột ngột đứng lên quá nhanh, cơ thể dễ mất thăng bằng và xuất hiện tình trạng chóng mặt. Nếu bạn thường xuyên ăn mặn thì tình trạng này sẽ diễn ra thường xuyên hơn.
Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy bổ sung thực phẩm có chứa lượng natri cao sẽ dẫn đến sự xuất hiện thường xuyên và nghiêm trọng hơn của tình trạng chóng mặt.
+ Tăng huyết áp
Ăn nhiều thực phẩm mặn là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp cao và có tác động xấu đến tim mạch. Kéo dài tình trạng huyết áp cao sẽ dẫn đến tăng cao nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, đột quỵ và suy tim.
+ Đau tức ngực
Tăng huyết áp sẽ gây nhiều áp lực lên các thành động mạch và khiến hoạt động của tim kém hiệu quả hơn. Điều này có thể dẫn đến cơn đau thắt ngực xảy ra thường xuyên.
Đặc biệt là khi bạn hoạt động thể chất. Lý do bởi lúc này nhu cầu máu từ tim cao hơn nhiều.
+ Sỏi thận
Ăn mặn là thói quen xấu sẽ dẫn đến tăng nguy cơ phát triển sỏi thận. Khi các chất trong nước tiểu (như canxi) bị cô đặc và tạo thành tinh thể sẽ tạo nên sỏi thận.
Những tinh thể này phát triển lớn hơn sẽ dễ bị mắc kẹt lại khi đi qua đường tiết niệu, và khiến nước tiểu di chuyển khó khăn hơn.
+ Tác động tiêu cực đến vấn đề nhận thức
Khi bạn ăn mặn, chức năng nhận thức có thể bị tác động tiêu cực. Lượng natri cao sẽ gây tăng nguy cơ mắc chứng mất trí và các bệnh mạch máu não.
Hạn chế các loại thực phẩm nhiều muối sẽ giúp giữ cho bộ não khỏe mạnh. Đồng thời, bạn nên chọn nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe não bộ chứa nhiều omega 3.
+ Gây yếu xương
Nguy cơ xương sẽ yếu đi và mắc phải bệnh bị loãng xương cao hơn khi bạn ăn mặn thường xuyên. Natri clorua khiến sự bài tiết canxi (được lấy từ trong xương) qua nước tiểu tăng cao.
+ Gây viêm loét
Tiêu thụ quá nhiều muối sẽ có thể khiến lớp lót niêm mạc dạ dày bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, chế độ ăn mặn còn có khả năng dẫn đến tăng nguy cơ mắc loét dạ dày và tá tràng.
2. Một số cách hạn chế ăn mặn
Để cơ quan cảm nhận vị giác có thể kịp thời thích nghi, bạn nên giảm ăn muối một cách từ từ. Sau đây là những cách giúp hạn chế ăn mặn hiệu quả:
+ Không chỉ giảm dùng muối mà còn các gia vị khác như nước mắm, bột canh…
+ Không nên cho thêm muối vào các món salad và các loại nước ép. Lý do bởi trong các loại trái cây và rau quả đều có chứa natri ở dạng tự nhiên.
+ Tránh dùng các loại dưa cà muối chua, mắm các loại, nước sốt, tương, chao, dưa cà muối, trứng muối, cá khô,…
+ Trong thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp có chứa một lượng muối rất lớn. Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng chúng.
+ Để tăng hương vị cho món ăn hơn, bạn nên thay thế dùng muối bằng các loại rau thơm, gia vị, nước cốt chanh, dầu ô liu,...
Với những thông tin vừa chia sẻ trên, hy vọng sẽ giúp bạn đọc nắm rõ hơn về những vấn đề sức khỏe sẽ xảy đến khi ăn mặn thường xuyên. Đồng thời giải đáp được thắc mắc "Ăn mặn có tốt không?".
Không phải lúc nào muối trong thực phẩm cũng xấu, điều quan trọng đó là bạn cần biết cách tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Hạn chế sử dụng đồ ăn mặn, duy trì chế độ ăn uống khoa học là biện pháp giúp giữ gìn sức khỏe mà mỗi người nên thực hiện.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....