Lựu chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng.

Quả lựu có tên là Punica granatum, là một loại cây bụi (a shrub) có quả màu đỏ. Được phân loại là quả mọng, quả lựu có đường kính khoảng 5 đến 12cm. Quả có màu đỏ, tròn và trông giống như một quả táo đỏ với phần đuôi của quả có hình như bông hoa.

Vỏ của quả lựu dày và không ăn được, nhưng bên trong có hàng trăm hạt ăn. Mỗi hạt giống được bao quanh bởi một lớp màu đỏ, có vị ngọt và mọng nước được gọi là vỏ hạt.

Hạt là những phần ăn được của quả lựu, bạn có thể ăn sống hoặc chế biến thành nước ép lựu - nhưng thương phần vỏ sẽ bị loại bỏ.

Lựu có thành phần dinh dưỡng có giá trị cao - một chén vỏ hạt (174 gram) chứa:

Chất xơ: 7 gram

Protein: 3 gram

Vitamin C: 30% RDI

Vitamin K: 36% RDI

Folate: 16% RDI

Kali: 12% RDI

Phần vỏ hạt của quả lựu rất ngọt, với một cốc vỏ hạt lựu chứa 24 gam đường và 144 calo. Tuy nhiên, giá trị cao mà quả lựu mang lại không chỉ do phần vỏ hạt mà còn do hợp chất thực vật, một số trong đó có đặc tính dược liệu mạnh.

Lựu chứa hai hợp chất thực vật có đặc tính dược liệu mạnh

Lựu chứa hai hợp chất đặc trưng có tác dụng có lợi cho cơ thể.

Punicalagins

Punicalagin là chất chống oxy hóa cực kỳ mạnh có trong nước ép lựu và phần vỏ hạt. Hợp chất này có tác dụng mạnh đến mức nước ép lựu đã được tìm thấy có hoạt tính chống oxy hóa cao gấp ba lần rượu vang đỏ và trà xanh. Chiết xuất và bột lựu thường được làm từ phần vỏ hạt, do hàm lượng chất chống oxy hóa và Punicalagin cao.

Axit Punici

Axit Punicic được tìm thấy trong dầu hạt lựu là thành phần axit béo chính trong phần vỏ hạt. Đây là một loại axit linoleic liên hợp có tác dụng sinh học mạnh.

Những ai không nên ăn lựu?

Người bị viêm loét dạ dày: 

Mặc dù cực kỳ tốt cho sức khỏe nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng không phải ai cũng có thể ăn quả lựu nhất là đối với người mắc bệnh viêm dạ dày.

Bệnh nhân cúm:

Những người mắc bệnh cảm cúm không nên ăn lựu.

Người bệnh mắc bệnh đái tháo đường:

Tuy quả lựu có tác dụng kiểm tra lượng đường trong máu , nhưng không phải là loại quả lý tưởng để ăn thường xuyên.

Những người sâu răng:

Những người sâu răng không nên ăn lựu bởi trong lựu chứa nhiều đường khiến cho bệnh tình của bạn nặng thêm. Bên cạnh đó, hạt lựu cũng dễ bị dính vào những chỗ sâu của bạn gây đau nhức. Nếu vẫn muốn thưởng thức loại quả này, sau khi ăn bạn phải đánh răng ngay lập tức.

Trẻ con:

Cũng phải hạn chế ăn lựu, nếu ăn nhiều sẽ làm nóng trong người ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ, hoặc gây rôm sảy, mụn nhọt cho bé.