Ăn cơm nguội hâm lại có thể bị ung thư?
Thời gian gần đây, nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội rằng, ăn cơm nguội hâm nóng lại có thể gây ngộ độc, ung thư khiến không ít người hoang mang. Thực hư chuyện này thế nào?
TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện y học ứng dụng Việt Nam khẳng định, đó là thông tin không có cơ sở khoa học. Đến nay, chưa ghi nhận trường hợp nào ăn cơm nguội hâm nóng bị ung thư.
Việc ăn cơm nguội hay hâm nóng cơm nguội không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu việc bảo quản cơm nguội không đúng cách, cơm bị hỏng trước khi hâm nóng thì nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm rất cao.
Giống như nhiều loại thực phẩm khác, nếu cơm bị hỏng, ôi, thiu tất nhiên sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe.
Trong một số trường hợp, cơm hay còn gọi là gạo trước khi nấu bị nhiễm các bào tử Bacillus cereus - vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm. Khi được nấu chín, các bào tử này vẫn có thể sống sót. Cơm để ở nhiệt độ phòng, các bào tử có thể phát triển thành vi khuẩn. Vi khuẩn này sẽ nhân lên và có thể sản xuất ra các chất độc gây nôn và tiêu chảy.
Chuyên gia khuyến cáo, cơm nguội chỉ an toàn nếu được nấu chín và để nguội đúng cách trong 24 giờ. Nếu như cơm bị thiu là đã biến chất, tuyệt đối không nên ăn.
Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, để an toàn và đảm bảo dinh dưỡng cho sức khỏe mọi người chỉ nên nấu lượng cơm vừa đủ cho gia đình trong mỗi bữa ăn để vừa đảm bảo dinh dưỡng, ngon miệng vừa tiết kiệm.
Trường hợp còn thừa cơm sau bữa ăn, cần làm nguội nhanh và bảo quản ngay vào trong tủ lạnh. Cơm bảo quản trong tủ lạnh không nên để quá 24 giờ, không nên hâm cơm lại quá 2 lần để đảm bảo chất dinh dưỡng có trong cơm. Nếu thừa nhiều cơm, có thể cho một chút nước vào nồi cơm điện rồi trút cơm vào nồi, bật nút nấu chỉ vài phút là cơm đã nóng trở lại như mới nấu.
Các gia đình cũng có thể hấp cơm bằng lò vi sóng, cho cơm nguội vào bát, đậy hờ, không nên đậy kín vì nếu đậy kín quá có thể khiến không khí không được lưu thông, dẫn đến không khí trong bát bị nóng, gây vỡ bát.
Các gia đình cũng không nên dùng màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng vì dưới tác dụng nhiệt của lò vi sóng, màng bọc thực phẩm có thể sẽ bị phân hủy, tạo ra những chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn nên dùng bát thủy tinh/bát có màu trắng không có hoa văn họa tiết để hâm cơm nói riêng và đồ ăn nói chung trong lò vi sóng.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...