Ăn cơm hàng ngày dễ gây tiểu đường hơn là uống nước ngọt?
Tôi vừa đọc được bài viết nói về mộtnghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Havard (Mỹ) cho rằng, ăn cơm trắng hàng ngày có thể gây nguy cơ đái tháo đường nhiều hơn cả uống nước ngọt. Điều này có đúng không?
Bạn đọc Xuân Trình (TP.HCM) hỏi:
Thạc sĩ - Bác sĩ Đặng Ngọc Hùng, Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng, trả lời:
Gần đây có nhiều thông tin đồn thổi sai lệch về việc ăn cơm. Vừa rồi tôi cũng xem một video nói về việc cơm có lượng đường gấp đôi nước ngọt. Dưới phần bình luận nhiều người hoang mang và cho rằng sẽ từ bỏ ăn cơm và chuyển qua ăn rau.
Đây là những thông tin sai lệch về cơm.
Nếu như chúng ta ăn đến 4- 5 chén cơm/ngày đối với nữ, và 5 -6 chén cơm/ngày đối với nam, thì các liều lượng này nằm trong ngưỡng bình thường. Thậm chí chúng ta có thể ăn cơm xen kẽ bún, phở, khoai lang, thậm chí là gạo lứt, yến mạch, bánh mì đen…
Chúng ta đừng nghe cứ gia tăng đường huyết là lo sợ bị tiểu đường. Thật ra không chỉ ăn cơm, mà khi ta ăn các thực phẩm khác ngoài tinh bột ra như ăn thịt (đạm), thực phẩm nhóm chất béo… đều gia tăng đường huyết hết. Quá trình gia tăng này là một quá trình sinh lý và cơ thể chúng ta sẽ có một cơ chế, điều chỉnh lại đường huyết vào khoảng giữa 70 mg/dl – 110 mg/dl, tức là mức đường huyết mức ổn định.
Việc gia tăng đường huyết chỉ lo ngại ở người bị rối loạn chuyển hóa, đặc biệt là người bị đái tháo đường. Với người khỏe mạnh bình thường khi ăn ngưỡng cơm nói trên, thì cơ thể sẽ điều hòa lượng đường huyết dễ dàng.
Ở đây chúng ta cần để là các loại đường hấp thu nhanh, bao gồm đường mía, phèn, đường đen, thốt nốt… Hay các thực phẩm có chứa nhiều đường hấp thu nhanh như nước ngọt, nước hoa quả đóng sẵn, bánh ngọt, kẹo, trà sữa, đồ ăn nhanh.
Do đó với tinh bột bạn hãy ăn bình thường, vì chúng là nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể. Đừng nghe đồn thổi rằng không nên ăn cái này, và tránh ăn cái kia, vì nếu chúng ta làm theo mà không nghe theo lời khuyên của bác sĩ thì có thể suy dinh dưỡng và thiếu chất.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.