Một đám cưới ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Lý do nằm ở chiều cao chênh lệch lớn của cô dâu - chú rể. Trong khi chú rể chỉ cao có 1m50 thì cô dâu lại cao tới 1m66, so với chiều cao trung bình của đàn ông Trung Quốc là 1m75 thì phải nói rằng chú rể quá thấp.

Chú rể và cô dâu hạnh phúc trong ngày cưới. Ảnh: NĐT

Tuy không có chiều cao tiêu chuẩn nhưng bù lại chú rể lại có công việc kinh doanh tốt. Nhưng do bận rộn quanh năm nên anh ít có cơ hội tiếp xúc với nhiều phụ nữ, tìm kiếm bạn đời. Đến khi ngoài 30 tuổi, thấy bạn bè xung quanh đều đã ổn định gia đình, chú rể mới cảm thấy sốt ruột, muốn tìm kiếm một người phù hợp để kết hôn.

Nhưng anh lại gặp một vấn đề khác nữa, đó là chiều cao. Với công việc tốt, nhiều đối tượng đã tìm đến anh nhưng cuối cùng lại rời đi vì chê anh quá thấp. Không còn cách nào khác, anh phải nhờ đến người mai mối.

Yêu cầu của chú rể là tìm một người phụ nữ hiền thảo, chăm chỉ, biết điều, có thể hỗ trợ anh điều hành công việc kinh doanh sau khi kết hôn. Ngược lại, gia đình anh sẽ trao cho cô dâu số tiền sính lễ khủng là 388.000 nhân dân tệ (hơn 1,3 tỷ đồng) cùng với một chiếc ô tô sang trọng.

Bà mối đã thực sự tìm được một cô gái như thế. Dù cao tới 1m66 nhưng cô gái đã quyết định tìm hiểu chú rể và kết hôn với anh chỉ sau một thời gian ngắn

Ngày cưới, cô dâu chú rể hạnh phúc nắm tay nhau bước lên lễ đường, cả 2 đều không hề ngượng ngùng dù chú rể thấp hơn cô dâu cả một cái đầu.

Cô dâu chia sẻ tại đám cưới rằng mình rất hạnh phúc khi ở bên chú rể, cô thực sự yêu anh chứ không để tâm đến tài sản của anh. Cô dâu cũng cảm ơn bố mẹ 2 bên vì đã tác thành và ủng hộ cho cuộc hôn nhân này, hứa rằng sẽ trở thành một người vợ hiền dâu đảm, không để mọi người phải thất vọng. Lời phát biểu của cô đã đập tan một số lời đồn thổi cho rằng cô dâu đồng ý kết hôn vì hám của, tham lam tiền bạc của gia đình chú rể.

Những điều phải nói với nhau trước đám cưới để hôn nhân hạnh phúc

Tiền "lễ đen" và các khoản chi phí cưới hỏi thế nào?

Ở nhiều vùng miền, khi kết hôn cần có tiền lễ đen gia đình chú rể mang cho nhà cô dâu. Hai bên cũng cần nói với nhau trước để sau đó không xảy ra sự cố khiến không khí mất vui. Ngoài ra, những chi phí khác cho chuyện kết hôn cũng được nói rõ ràng. Đừng xấu hổ bởi nếu không rõ, sau này chính các bạn mới khó xử, rắc rối.

Giữa vợ hoặc chồng cần có những thỏa thuận được thông qua trước khi bước vào hôn nhân. Ảnh minh họa

Kinh tế trong gia đình nên sử dụng ra sao?

Nhiều cặp vợ chồng không quyết định được ai sẽ nắm kinh tế và chi tiêu trong nhà. Bởi vậy sau khi kết hôn, họ tranh cãi không ngớt, thậm chí có những hiểu lầm không đúng về nhau.

Tiền nong, kinh tế là một vấn đề hết sức nhạy cảm và cần được trao đổi rõ ràng. Bởi vậy, trước khi kết hôn, hai vợ chồng phải thảo luận về nó, tiền vợ cầm hết hay chồng cầm hết để chi tiêu. Hoặc giả dụ hàng tháng người nào chi những khoản gì hay xử lý sao với tiền sinh hoạt. Tất cả cần được nói rõ ràng bởi tiền nong cũng là một phần cực kỳ quan trọng trong đời sống hôn nhân.

Con cái

Bạn có muốn sinh con, khi nào và dự định có bao nhiêu đứa? Bạn muốn con được giáo dục như thế nào? Bạn muốn con có những giá trị và lý tưởng sống như thế nào? Cả hai vợ chồng cùng đi làm hay sẽ có một người ở nhà trông con?... Đó là những điều bạn nên thảo luận trước để tránh việc xung đột trong vấn đề con cái và nuôi dạy con sau này. Câu nói: "Cả hai người cùng thích có con" là không đủ.

Việc nhà

Đề cập đến điều này tức là bạn đang nói về tất cả những công việc không được trả lương ở nhà. Các bạn sẽ chia việc nhà như thế nào? Việc nhà có thể trở thành cú sốc khó chịu nếu hai bạn không sống thử hoặc không thảo luận trước việc ai sẽ cọ nhà vệ sinh, ai sẽ đổ rác, ai sẽ hút bụi...?

Kế hoạch tiết kiệm khi nghỉ hưu

Bạn cần lên kế hoạch tiết kiệm đủ cho hai người, bao gồm cả chi phí y tế nếu chẳng may một trong hai ốm đau.

Quan niệm về sự không chung thủy

Chuyện này mỗi người có cách hiểu khác nhau. Ví dụ, một người nghĩ hôn phụ nữ là phản bội nhưng người kia lại cho rằng chỉ cần gặp mặt người yêu cũ đã "không chấp nhận được". Cũng có người cho rằng vợ/chồng yêu người khác mới là phản bội. Vì vậy, trước khi kết hôn, bạn nên nói rõ quan điểm của mình để tránh hiểu lầm.

Cha mẹ già

Bạn sẽ trực tiếp chăm sóc cha mẹ và hỗ trợ tài chính cho các cụ như thế nào? Bạn có thể dễ dàng bỏ qua điều này nếu kết hôn khi mới ở độ tuổi 20 và cha mẹ bạn vẫn còn trẻ. Tuy nhiên, vì bạn muốn hôn nhân được kéo dài mãi mãi, một số điều trong vấn đề này cần được làm rõ.

Khi vào độ tuổi 40, con người ta sẽ có rất nhiều nhiệm vụ trong gia đình: vừa nuôi dạy con cái đang trong quá trình trưởng thành, vừa phải chăm sóc cha mẹ già yếu. Các bạn cần phải thống nhất mình sẽ có vai trò và trách nhiệm như thế nào đối với cha mẹ mình và cha mẹ người bạn đời.

Thỏa thuận về cách sống

Mỗi người có những mối ác cảm riêng. Nói cho nhau biết bạn là người thế nào là lựa chọn khôn ngoan để giữ hôn nhân bền vững. Ví dụ, một người thích ngăn nắp, trong khi vợ/chồng lại không gặp vấn đề gì nếu nhà cửa lộn xộn. Khi thỏa thuận sớm, hai người sẽ có cách ứng xử phù hợp.