Đã xác định kiểu gen của Enterovirus 71 gây bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ em
Ngày 5/6, Sở Y tế TP.HCM cho biết, kết quả giải trình tự gen được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu Bệnh viện Nhi đồng 1 với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) cho thấy, cả 6 mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng có triệu chứng nặng đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 đều có kết quả PCR dương tính với Enterovirus 71 và đều có kiểu gen B5.
Được biết kiểu gen B5 của Enterovirus 71 lần đầu tiên được tìm thấy ở Đài Loan (Trung Quốc) vào năm 2007 và tại TP.HCM năm 2015, 2018.
Theo số liệu giám sát dịch bệnh của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), số trường hợp trẻ em mắc bệnh tay chân miệng tại TP.HCM có dấu hiệu gia tăng nhanh trong các tuần gần đây. Cụ thể, số ca tay chân miệng bắt đầu tăng từ tuần 19 đến tuần 22. Theo đó, số ca mắc tay chân miệng trong tuần 22 cao gấp hơn 2 lần số ca mắc tay chân miệng trong tuần 19.
Bên cạnh đó, theo quy luật, dịch bệnh sốt xuất huyết tại TP.HCM sẽ bắt đầu khoảng tuần thứ 25 (khoảng 2 đến 3 tuần tới) và dự kiến sẽ kéo dài đến hết tháng 10. Trong 2 tuần qua tuy chỉ mới xuất hiện vài cơn mưa, nhưng qua giám sát của HCDC về hoạt động phòng chống dịch tại các phường xã, đã có 20 điểm nguy cơ (có lăng quăng) trong tổng số 39 điểm được giám sát, chiếm tỷ lệ trên 50%. Tỷ lệ này chắc chắn sẽ cao hơn nữa khi thành phố bước vào mùa mưa.
Từ thực tế này nêu trên, HCDC nhận định trong những tháng sắp tới TP.HCM đứng trước nguy cơ dịch chồng dịch rất lớn nếu cả thành phố không chủ động thực hiện đồng thời các biện pháp kiểm soát cả 2 bệnh này ngay từ lúc này.
Theo đó, mỗi người dân, mỗi hộ gia đình, cần chủ động thực hiện những hành vi phòng bệnh như rửa tay bằng xà phòng, truy tìm và loại bỏ các vật chứa có khả năng phát sinh lăng quăng.
Ngoài ra, gia đình có trẻ dưới 5 tuổi cần thường xuyên vệ sinh khử khuẩn bề mặt và đồ chơi của trẻ. Khi trong gia đình có người xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh truyền nhiễm cần đưa đi khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và hướng dẫn chăm sóc điều trị phù hợp.
Tính từ 16 giờ ngày 04/6 đến 16 giờ ngày 05/6/2023, TP.HCM ghi nhận 9 ca mắc mới COVID-19, 12 ca nhập viện, 13 ca xuất viện, 128 ca đang điều trị, 49 trường hợp cần hỗ trợ hô hấp.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM, để phòng bệnh, người dân cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc thông điệp V2K (khử khuẩn, khẩu trang và tiêm vaccine đầy đủ, đặc biệt là người thuộc nhóm nguy cơ).
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?
Nam giới bụng to không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là “thủ phạm” của...
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.