Bạn đột nhiên cảm thấy cơ thể mệt mỏi, uể oải kèm theo đau họng, nhức đầu, đau nhức cơ thể hay đau bụng Không còn nghi ngờ gì nữa, có thể bạn đang gặp phải một vấn đề nào đó chẳng hạn như cảm lạnh, cúm,.. Các biện pháp chăm sóc sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng của cơ thể, tuy nhiên đây là một số điều bạn nên làm ngay lập tức để cảm thấy dễ chịu hơn:

1. Ở nhà và nghỉ ngơi

Nhiều người với lịch trình công việc và học tập bận rộn sẽ khó theo kịp tốc độ như bình thường khi bị ốm. Ở nhà và nghỉ ngơi không chỉ là cách giúp bạn nhanh chóng phục hồi mà còn hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh ra cộng đồng nếu bạn mắc một bệnh có nguy cơ lây nhiễm chẳng hạn như cúm hay COVID-19. 

Vì thế, tốt nhất nếu bạn có các triệu chứng như sốt, hãy ở nhà thêm ít nhất 24 giờ sau khi ngừng sốt. Các triệu chứng cần theo dõi khác bao gồm ho, nôn mửa, tiêu chảy, sổ mũi hay phát ban.

Theo CDC, giấc ngủ có liên quan chặt che tới chức năng miễn dịch, cụ thể, giấc ngủ giúp cơ thể có thời gian tập trung chống lại nhiễm trùng tốt hơn.

2. Uống nhiều nước

Một số bệnh có nhiều khả năng gây mất nước hơn như các bệnh liên quan tới virus tại đường tiêu hóa như ngộ độc, tả gây buồn nôn, tiêu chảy liên tục. Triệu chứng này cũng có thể gặp pử một số bệnh do virus tại đường hô hấp. 

Điều quan trọng là bạn cần phải bù lỏng và thay thế bằng các dung dịch bù điện giải như oresol. Giữ đủ nước giúp phòng tránh các biến chứng nguy hiểm và thúc đẩy quá trình hồi phục khi bạn bị ốm. Các triệu chứng mất nước nghiêm trọng cần nhanh chóng tới cơ sở y tế bao gồm:

- Nhịp tim nhanh

- Gặp khó khăn trong chuyển động hoặc đi bộ

- Nhầm lẫn hoặc mất phương hướng

- Ngất xỉu

- Tiêu chảy hoặc nôn kéo dài hơn 24 giờ.

Uống đủ nước để tránh mất nước (Ảnh: Internet)

3. Giảm cường độ luyện tập

Rất nhiều người có quan niệm rằng khi bị ốm cần phải luyện tập để cơ thể đổ mồ hôi - như vậy mới nhanh khỏi. Tuy nhiên nếu bạn tập thể dục khi đang bị ốm sốt có thể gây tăng nặng tình trạng bệnh. Hơn nữa, nguy cơ lây lan cho những người cùng tập luyện trong phòng cũng tăng lên.

Hơn nữa, một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có liên quan tới mệt mỏi, đau nhức cơ thể vì vậy bạn không nên cố gắng luyện tập. Hãy chờ cho tới khi cơ thể khỏe hẳn, hết sốt và luôn lắng nghe các triệu chứng bất thường của cơ thể.

Nếu cơ thể có một vài triệu chứng và bạn cảm thấy ổn, bạn có thể luyện tập nhẹ nhàng và ưu tiên vận động trong nhà để tránh tiếp xúc lây nhiễm bệnh cho người xung quanh.

4. Thêm mật ong vào nước uống

Mật ong có thể làm dịu một số triệu chứng cảm lạnh như ho, rát họng nhờ đặc tính kháng khuẩn và giảm kích ứng cũng như viêm nhiễm tại đường thở. Bạn có thể thêm 1 - 2 muỗng mật ong vào nước ấm hoặc dùng trực tiếp để có hiệu quả tích cực.

Tuy nhiên không dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì có thể gây ra ngộ độc.

Thêm mật ong vào nước ấm để uống (Ảnh: Internet)

5. Ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng

Một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dnh dưỡng sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể và hệ thống miễn dịch giúp chống lại các tác nhân gây bệnh.

Bạn nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu protein như thịt nạc, cá, đậu, ngũ cốc nguyên hạt và các loại trái cây và rau củ giàu chất chống oxy hóa như bông cải xanh, cải kale, ớt chuông, việt quất,... Đồng thời hãy tránh các thực phẩm dầu mỡ, đồ chiên rán hay thực phẩm chế biến sẵn và hạn chế các sản phẩm từ sữa như phô mai và bơ,...

Một số món súp nóng cũng giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn nếu họng dang bị khó chịu hay hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề. Theo Health, súp ấm thậm chí còn có lợi ích giảm thời gian phục hồi và chống viêm nếu được ăn đúng cách. Nếu không thích mùi vị của thịt khi bị ốm, bạn có thể thay bằng súp rau hoặc súp đậu lăng.

6. Súc miệng bằng nước muối

Nếu bạn bị ngứa họng, hãy cho 1/2 thìa cà phê muối vào cốc nước ấm để súc miệng nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên biện pháp này chỉ nên áp dụng với trẻ trên 6 tuổi.

Bạn cũng có thể súc miệng bằng các dung dịch giúp làm dịu họng và kháng khuẩn khác được mua tại hiệu thuốc, tuy nhiên, hãy ưu tiên các sản phẩm lành tính và phù hợp với tình trạng bệnh.

Súc miệng bằng nước muối để sát khuẩn (Ảnh: Internet)

7. Điều trị các triệu chứng

Trong hầu hết các trường hợp nhẹ, bạn có thể tự điều trị các triệu chứng tại nhà nếu bị bệnh. Các loại thuốc không kê đơn (OTC) và các biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp bạn giảm nhẹ các triệu chứng bệnh.

Đảm bảo rằng bạn không lạm dụng thuốc bằng cách uống quá liều, rút ngắn thời gian giữa các liều và không tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Lấy thuốc giảm đau như acetaminophen để chống lại cơn đau và thậm chí có thể hạ sốt nhẹ. Thuốc dị ứng không kê đơn (OTC) như Zyrtec và Benadryl có thể giúp giảm các triệu chứng như chảy nước mắt, ít nhất trong một hoặc hai ngày. Trong khi đó, các loại thuốc dị ứng có chứa chất thông mũi, như Claritin D hoặc Alavert D có thể giúp giảm tình trạng tắc nghẽn xoang. Nếu bị sốt, bạn có thể sử dụng paracetamol theo liều khuyến cáo, mỗi lần dùng cách nhau 4 - 6 tiếng, với trẻ em liều dùng từ 10 - 5mg/1 kg.

Lưu ý rằng, không cho trẻ dưới 2 tuổi uống bất kì loại thuốc ho hoặc cảm lạnh nào vì có thể dẫn tới các tác dụng phụ nghiêm trọng. Nếu muốn, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

8. Tránh uống rượu bia và thuốc lá

Khi bị bệnh, điều quan trọng là bạn cần tránh hút thuốc. Theo VeryHealth, việc hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tăng nặng bệnh đường hô hấp ngay từ đầu.

Tương tự với rượu bia và các chất kích thích như cà phê có chứa caffein cũng cần tránh để giảm nguy cơ mất nước và không bị tăng thời gian phục hồi.

Tránh thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác (Ảnh: Internet)

9. Theo dõi sát sao các triệu chứng

Cuối cùng, khi bị bệnh, điều quan trọng là bạn cần phải theo dõi sát sao các triệu chứng và nhanh chóng di chuyển tới cơ sở y tế ngay khi có bất thường và khi các biện pháp điều trị tại nhà không đem lại hiệu quả. Các triệu chứng cần thăm khám bao gồm:

- Đau bụng dữ dội kéo dài từ 24 - 48 giờ

- Nhức đầu kèm sốt, cứng cổ, nôn mửa hoặc tiêu chảy kéo dài không cầm

- Đau họng khó nuốt, không ăn uống được

- Ho kèm theo đau tức ngực khi hít vào, thở ra

- Sốt cao không đáp ứng với thuốc hạ sốt, sốt trên 3 ngày

- Khó thở, thở hụt hơi

- Đau nhức cơ nghiêm trọng

- Lú lẫn

- Đột ngột chóng mặt

- Sốt và ho tăng nặng trở lại sau khi đã đỡ hơn,...