8 loại thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng lại dễ kiếm tìm
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho hay, chất xơ trong thực phẩm thúc đẩy quá trình tiêu hoá, giúp tống chất phế thải ra khỏi cơ thể nhanh hơn, do đó giảm sự tồn tại của các chất độc trong cơ thể.
Chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các thực phẩm như: rau xanh và trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo lành mạnh… không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn có thể giúp hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư…
Chất xơ giúp nuôi dưỡng một cộng đồng vi sinh vật khỏe mạnh sống trong đường tiêu hóa. Một hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh giúp tăng cường miễn dịch và liên quan đến việc hỗ trợ giảm nguy cơ ung thư.
Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại bởi các gốc tự do gây ra. Ăn các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc một số loại bệnh như đái tháo đường, bệnh tim và ung thư.
Một số thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe
1. Rau súp lơ
Rau súp lơ được mệnh danh là "vua của các loại rau", vì hàm lượng chất dinh dưỡng trong nó vô cùng phong phú. Ăn rau này thường xuyên giúp tăng khả năng giải độc gan, nâng cao sức đề kháng. Ăn rau súp lơ thường xuyên cũng giúp thanh nhiệt, nhuận phổi.
2. Củ cải trắng
Củ cải trắng có rất nhiều chất dinh dưỡng, ăn sống hoặc ép nước uống đều rất tốt. Củ cải trắng giúp thanh nhiệt, nhuận phổi, tiêu viêm, chữa ho, giúp tiêu hóa tốt... Dùng củ cải trắng chế biến thành các món ăn vặt còn giúp hỗ trợ cai thuốc lá.
3. Táo
Trong thành phần dinh dưỡng của táo, nhất là táo xanh có chứa nhiều chất xơ, ít calo giúp giảm cân và thanh lọc phổi. Ngoài ra, trong táo còn chứa chất flavonoid và nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin C giúp duy trì hệ thống miễn dịch và hệ hô hấp khỏe mạnh.
4. Rau họ cải
Theo các nhà khoa học thì các loại rau như bông cải xanh, mầm Brussels, cải xoăn và súp lơ có thể giúp hỗ trợ giảm nguy cơ ung thư phổi. Ngoài ra, trong rau họ cải giàu glucosinolate, các hợp chất thiên nhiên giúp ức chế sự phát triển của một số căn bệnh viêm đường hô hấp liên quan tới phổi.
5. Cà rốt
Trong cà rốt có vitamin A, vitamin C và các chất chống oxy hóa như lycopene, có thể cải thiện sức khỏe phổi.
6. Nấm trắng
Mỗi 100g nấm trắng sấy khô có chứa 5 - 6g protein, 0,6 - 3,1g chất béo, 79g carbohydrate, 2,6g chất xơ, 380mg canxi, 250mg photpho, 30mg sắt, cũng như nhiều các chất dinh dưỡng khác như vitamin B2 và các chất dinh dưỡng cần thiết khác giúp loại bỏ mệt mỏi trong cơ thể.
7. Diếp cá
Đối với những người thường xuyên hút thuốc lá, diếp cá là một loại thuốc quý. Nó có thể ngăn ngừa viêm họng mạn tính, viêm phế quản hoặc thậm chí là ung thư phổi. Vì vậy nếu bạn uống trà hoặc ăn rau diếp cá mỗi ngày sẽ có hiệu quả tốt trong việc giải độc phổi.
8. Cần tây
Giữ cân bằng các chất hóa học và điện giải như natri và magiê được cho là một trong những yếu tố quan trọng giải độc cơ thể. Cần tây là một nguồn giàu natri hữu cơ giúp loại bỏ carbon dioxide từ cơ thể tốt hơn. Do đó, cần tây có lợi cho người bị hen suyễn. Vì vậy, nên thêm nước ép cần tây tươi vào chế độ dinh dưỡng, vì nước ép cần tây chứa hàm lượng cao vitamin C giúp giảm viêm ở phổi.
Ngoài tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ nói trên, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến nghị:
- Nên dùng các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt. Các nghiên cứu cho thấy một số loại hạt có thể giúp giảm cân, phòng chống bệnh đái tháo đường týp 2 và bệnh tim mạch.
- Thực hiện chế độ ăn đủ Protein. Một khẩu phần protein hợp lý, cung cấp đủ những dưỡng chất thiết yếu và còn tăng cường sự trao đổi chất một cách đáng kể, làm cho bạn cảm thấy no và tự động ăn ít calo hơn.
- Nên bổ sung Vitamin D3 nếu bạn thiếu tiếp xúc với ánh nắng buổi sáng. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện sức khoẻ xương, tăng thể trạng, giảm triệu chứng trầm cảm và giảm nguy cơ ung thư. Vitamin D cũng có thể giúp bạn sống lâu hơn.
- Nên bổ sung đủ lợi khuẩn đường ruột (Probiotics) và chất xơ tiêu hóa.
- Nên uống nước 30 phút trước mỗi bữa ăn.
- Hãy tính toán và xây dựng khẩu phần hàng ngày. Việc này để biết bạn ăn bao nhiêu calo và đảm bảo rằng bạn đã và đang nhận được đủ chất đạm, chất bột đường, chất béo, chất xơ, vi chất dinh dưỡng và nước.
- Hạn chế thực phẩm đã qua chế biến, thực phẩm đóng gói sẵn. Vì chúng ít chất xơ, protein và vi chất dinh dưỡng lại có nhiều thành phần không tốt.
- Không nấu chín kỹ hay chiên - nướng quá lửa các loại thịt.
- Hãy ngủ đủ giấc. Tránh tiếp xúc ánh sáng trắng hay ánh sáng cường độ cao trước khi ngủ.
- Rèn luyện thân thể, đi bộ hoặc vận động thể lực hàng ngày.
Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?
Món ăn từ nhiều loại nấm không chỉ ngon miệng mà còn mang lại chất dinh dưỡng phong phú. Ăn nấm thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe, nhưng ăn bao nhiêu là đủ?
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn dứa mỗi ngày?
Dứa, một loại quả mọng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhưng nếu ăn mỗi ngày có tốt không?
Top những thực phẩm ‘vàng’ giúp cơ thể khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa
Những ngày thời tiết thay đổi, bạn nên tích trữ nhiều hơn những thực phẩm này trong nhà. Chúng có thể giúp cả nhà bạn khỏe mạnh đấy nhé!
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn cà rốt thường xuyên
Cà rốt là một loại rau bổ dưỡng, tiện lợi, đa năng và ăn cà rốt thường xuyên rất tốt cho sức khỏe của xương, mắt, giảm mức cholesterol, giảm nguy cơ ung thư.