8 cách ứng phó với bệnh tiểu đường tại nơi làm việc
Tiểu đường là căn bệnh gì?
Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể bạn không thể sản xuất đủ insulin để chuyển hóa glucose hoặc cơ thể không thể sử dụng insulin hiệu quả. Bệnh tiểu đường cũng có thể dẫn đến hạ đường huyết (lượng đường trong máu cực thấp) và tăng đường huyết (lượng đường trong máu cực cao).
Bệnh tiểu đường tuýp 1 xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm các tế bào khỏe mạnh của chính cơ thể là những kẻ "ngoại bang". Nó tấn công các tế bào và phá hủy các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy. Hậu quả là cơ thể không thể sản xuất đủ insulin.
Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, cơ thể sản xuất insulin nhưng không thể sử dụng một cách hiệu quả. Bệnh tiểu đường thai kỳ xảy ra ở phụ nữ mang thai và khỏi bệnh sau khi người mẹ sinh con.
Người mắc bệnh tiểu đường có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như các bệnh về mắt, tim mạch, thận, lở loét bàn chân, một số vấn đề về da và răng miệng.
Làm thế nào để kiểm soát đường huyết tại nơi làm việc?
Đối với những người đang đi làm, căn bệnh này ít nhiều sẽ gây khó khăn. Đặc biệt đối với những người làm theo ca. Thỉnh thoảng, người bị tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 có thể bỏ bữa ăn do lịch làm việc dày đặc.
Mặt khác, do chế độ ăn uống kiêng khem nghiêm ngặt, hạn chế rượu bia, họ cũng gặp không ít trở ngại trong các mối quan hệ công sở. Hậu quả là người bệnh có nguy cơ trầm cảm, gia tăng các biến chứng như rối loạn chức năng tình dục, các vấn đề về mạch máu, võng mạc.
Những gợi ý dưới đây sẽ giúp người bệnh tiểu đường "sống chung" với căn bệnh này, kiểm soát tốt chỉ số đường huyết.
1. Kiểm tra lượng đường trong máu tại nơi làm việc
Để theo dõi bệnh tiểu đường, kiểm tra lượng đường trong máu tại nơi làm việc là điều tiên quyết.
Nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ đo đường huyết, bơm tiêm insulin, thuốc để uống đúng giờ. Bạn cũng có thể cài lời nhắc trong điện thoại để ghi nhớ việc kiểm tra lượng đường trong máu hoặc dùng insulin khi bạn có lịch trình bận rộn.
2. Ăn sáng lành mạnh
Ăn một bữa sáng lý tưởng là việc cần thiết cho người bệnh tiểu đường. Theo một nghiên cứu, bữa sáng giàu năng lượng có liên quan đến việc giảm đáng kể tình trạng tăng đường huyết sau ăn (PPHG) ở bệnh nhân tiểu đường trong ngày.
Nếu bạn đi làm sớm, hãy chuẩn bị bữa sáng vào tối hôm trước để không phải quá vội vàng. Bạn có thể ăn những khẩu phần ăn nhẹ giàu dinh dưỡng như trứng cùng bánh mì nướng, ngũ cốc nguyên hạt với sữa chua và trái cây.
3. Nghỉ giải lao thường xuyên
Nếu công việc yêu cầu phải ở ngoài trời, bạn nên tập thể dục đầy đủ. Khi làm bàn giấy, bạn nên nghỉ giải lao sau mỗi từ 1 - 2 giờ. Ngồi quá lâu có thễ dẫn đến các vấn đề về tim mạch gây nguy cơ tử vong sớm hoặc gia tăng nguy cơ béo phì.
Đi lại trong văn phòng, đi bộ sau giờ nghỉ trưa cũng giúp bạn ổn định đường huyết.
4. Mang theo thức ăn nhẹ lành mạnh
Ăn đồ ăn nhẹ lành mạnh trong suốt cả ngày có thể giúp duy trì lượng đường trong máu ở người bị tiểu đường.
Tuy nhiên, cần chú ý chọn đồ ăn nhẹ giàu chất xơ, protein và chất béo lành mạnh vì chúng sẽ kiểm soát tốt đường huyết của bạn.
Một số đồ ăn nhẹ bạn có thể chọn như trứng luộc, sữa chua ăn kèm quả mọng, các loại hạt, táo cắt lát với bơ đậu phộng, bánh quy...
5. Giảm căng thẳng
Căng thẳng có thể khiến người mắc bệnh tiểu đường tăng đường huyết. Vì vậy, bạn nên hạn chế tình trạng này để kiểm soát lượng đường trong máu. Để giảm căng thẳng, hãy thử thiền, hít thở sâu hoặc đi bộ ngắn bên ngoài văn phòng.
6. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước trong suốt cả ngày có thể giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường tại nơi làm việc. Bên cạnh việc ăn uống đúng giờ, cần phải giữ cho cơ thể đủ nước mọi lúc, đặc biệt đối với những người mắc bệnh tiểu đường.
Lượng đường trong máu tăng cao có thể khiến bạn đi tiểu thường xuyên. Do đó, nên hạn chế sử dụng đồ uống chứa caffeine, đồ uống có đường vì chúng có thể khiến bạn mất nước.
7. Chăm sóc đôi chân
Bàn chân người bị tiểu đường rất dễ bị tổn thương. Hãy chọn những đôi dép, đôi giày phù hợp để hạn chế nguy cơ tổn thương. Mang giày dép chật có thể gây phồng rộp, sưng, đốm đỏ, vết thương bàn chân sẽ lâu lành. Đồng thời, nên giữ ấm đôi chân khi thời tiết trở lạnh.
8. Nói chuyện với đồng nghiệp hoặc cấp trên trực tiếp
Có nhiều người mắc bệnh tiểu đường không chia sẻ bất cứ thông tin sức khỏe gì của họ cho những người xung quanh. Tuy nhiên, cách tốt nhất nên cho đồng nghiệp và cấp trên trực tiếp biết về căn bệnh của bạn. Trong trường hợp khẩn cấp, mọi người có thể hỗ trợ bạn tốt hơn.
Có thể thấy, biết cách chăm sóc bản thân, ổn định đường huyết sẽ giúp bạn thực hiện công việc của mình một cách hiệu quả nhất.
Nguồn: https://www.boldsky.com/health/diabetes/2019/how-to-manage-diabetes-at-work-127430.html
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....