7 thực phẩm càng ăn càng "giết" thận nhưng nhiều người vẫn vô tư dùng hàng ngày
Thận của chúng ta có khối lượng công việc lớn, ngoài việc lọc và bài tiết chất thải ra khỏi máu, thận cần duy trì cân bằng chuyển hóa chất lỏng tổng thể của cơ thể, giải phóng erythropoietin (giữ ổn định hồng cầu ở mức bình thường), điều hòa huyết áp và đảm bảo sức khỏe của xương.
Tuy nhiên, chúng ta thường có thể khiến thận gặp nguy hiểm vì chế độ ăn uống không hợp lý, lạm dụng thuốc và điều kiện môi trường xung quanh. Kết quả có thể dẫn đến là sỏi thận, bệnh thận đa nang, ung thư thận và suy thận.
7 loại thực phẩm có thể gây hại cho thận
Quả hạch
Nếu bạn dễ bị sỏi thận, nên ăn ít các loại quả hạch. Bởi vì chúng có chứa một khoáng chất gọi là oxalate, khoáng chất này rất khó chuyển hóa hoặc bài tiết ra ngoài, do đó rất dễ gây sỏi thận. Nếu bạn đã có tiền sử sỏi thận, hãy dừng ăn các loại quả hạch.
Đối với những người khỏe mạnh, chú ý đến việc ăn quá nhiều thực phẩm có chứa oxalate như các loại hạt, rau bina, củ cải đường, khoai tây chiên. Một số trong những thực phẩm này, như các loại hạt, được thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày, thực sự rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên ăn phải có điều độ, ví dụ như nếu phải ăn rau lá xanh thì có thể lựa chọn rau diếp, không phải giới hạn ở rau bina.
Quả bơ
Bơ có hàm lượng chất béo từ 15% đến 20% và chứa nhiều loại axit béo không bão hòa, được nhiều bạn trẻ tìm kiếm. Tuy nhiên, bơ chứa lượng kali cao, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến nước, cân bằng điện giải và độ pH. Ở những bệnh nhân bị thận sau khi ăn các loại quả như vậy có thể sẽ dấn đến tăng kali máu và suy thận.
Tăng kali máu là mức kali huyết thanh cao hơn 5,5mmol/L, thường thấy ở bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối, nó bình thường có biểu hiện buồn nôn, yếu ớt, tê chân tay và nhịp tim chậm. Nếu bạn không mắc bệnh thận hoặc chức năng thận suy yếu, thì không cần phải lo lắng khi ăn quả bơ. Vì người bình thường, trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ không tiêu thụ quá nhiều kali.
Caffeine
Nếu bạn có thói quen uống cà phê hoặc trà mỗi sáng, hãy thay đổi thói quen này càng sớm càng tốt. Đặc biệt nếu bị bệnh thận, đồ uống soda và nước tăng lực cũng nguy hiểm không kém. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng caffeine trong thời gian dài có thể làm nặng thêm bệnh thận mãn tính và có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận.
Thứ nhất, caffeine là một loại thuốc lợi tiểu nhẹ, nhưng nó ảnh hưởng đến sự điều tiết nước của thận. Thứ hai, caffeine cũng có thể làm tăng tốc lưu lượng máu, từ đó thúc đẩy huyết áp tăng cao. Do đó, bệnh nhân tăng huyết áp và bệnh thận uống càng cà phê hoặc trà càng ít càng tốt.
Sản phẩm sữa
Các sản phẩm sữa, bao gồm sữa bò, phô mai và sữa chua. Chúng đều chứa một lượng lớn canxi, sử dụng nhiều sẽ làm tăng lượng canxi trong nước tiểu và làm tăng nguy cơ sỏi thận. Đối với những người mắc bệnh thận, việc giảm uống các sản phẩm từ sữa có thể khiến thận lọc dễ dàng hơn, điều đó có nghĩa là bệnh nhân mắc bệnh thận có thể trì hoãn việc lọc máu.
Muối
Natri và kali trong cơ thể được sử dụng để duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể, từ đó thúc đẩy hoạt động bình thường của thận. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta có thể đã tiêu thụ quá nhiều natri, không phải vì muối trong thực phẩm chúng ta nấu, mà những thực phẩm chế biến sẵn có chứa hàm lượng natri tương đối nhiểu.
Ngoài ra, thói quen ăn nhiều muối trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ huyết áp cao, điều này thực sự gây hại cho thận. Vì vậy, cố gắng ăn những thực phẩm tươi, ăn ít hoặc không nên ăn các thực phẩm chế biến sẵn.
Thịt
Thịt chứa rất nhiều protein. Mặc dù protein rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển cơ bắp, nhưng chuyển hóa protein là một trong những việc mà thận của chúng ta khó làm nhất. Do đó, chế độ ăn giàu protein động vật làm tăng nguy cơ sỏi thận, và dựa trên điều này, kiến nghị bệnh nhân mắc bệnh thận không nên thực hiện chế độ ăn giàu protein.
Các loại thịt, đặc biệt là các cơ quan nội tạng động vật, như gan, cũng giàu protein và cholesterol, thậm chí có thể thúc đẩy sản xuất axit uric, dẫn đến bệnh gút và cuối cùng là tổn thương thận.
Chất làm ngọt nhân tạo
Chất ngọt nhân tạo chủ yếu đề cập đến một số hóa chất ngọt nhưng không phải đường. Độ ngọt thường cao từ 10 đến hàng trăm lần so với đường mía và nó không có bất kỳ giá trị dinh dưỡng nào (trên thị trường chủ yếu được tìm thấy trong các loại đồ uống không đường hoặc thực phẩm không đường).
Nếu bạn dựa vào lượng chất ngọt nhân tạo để giảm lượng đường tiêu thụ, thì chính nó lại đang âm thầm gây hại cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là thận.
Bất kể đó là người khỏe mạnh hay bệnh nhân mắc bệnh thận, mọi phụ gia thực phẩm hay một thực phẩm trong danh sách trên chỉ nên được ăn ở mức độ vừa phải.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...