7 sai lầm khi chế biến rau củ, điều thứ 6 khiến nhiều người giật mình
1. Để rau xanh dự trữ nhiều ngày trong tủ lạnh
Đây là thói quen của nhiều chị em nội trợ bận rộn, không có thời gian đi mua thực phẩm mỗi ngày. Việc này tuy tiện lợi, tiết kiệm thời gian nhưng lại làm mất đi một lượng lớn các chất dinh dưỡng quý giá có trong rau. Rau xanh càng để lâu, lượng dinh dưỡng mất đi càng nhiều.
Ví dụ như rau cải, rau ngót để ở nhiệt độ 20 độ C trong thời gian 1 ngày sẽ hao tổn 84% vitamin C.
2. Sơ chế rau xong không chế biến ngay
Cắt rau, rửa rau xong không chế biến ngay sẽ khiến các vitamin bị biến đổi chất. Để ở ngoài trời 1 thời gian dài, rau có thể bị héo úa, thối nát...
3. Thái nhỏ rau củ trước khi ngâm, rửa
Nhiều bà nội trợ mua rau về thường có thói quen sơ chế cắt, thái nhỏ rồi mới rửa. Hành động này sẽ làm suy yếu các chất dinh dưỡng của rau. Chúng ta đều biết, có rất nhiều các chất dinh dưỡng trong rau có thể tan trong nước.
Nếu ngâm rau xanh trong một đêm thì lượng vitamin C gần như bị thất thoát hoàn toàn. Vitamin B, khoáng chất và protein tan trong nước cũng bị thất thoát đi rất nhiều.
4. Rửa qua vì thấy rau, củ sạch sẵn rồi
Nhiều rau củ mua về, nếu quan sát bằng mắt thường thì sẽ thấy sạch, tươi. Chính điều này khiến nhiều chị em chủ quan, chỉ rửa rau qua loa. Đây là 1 sai lầm nghiêm trọng. Bởi nhiều thực phẩm còn tồn dư hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng... dễ gây ngộ độc, đau bụng, về lâu về dài đây là nguyên nhân gây bệnh trọng trong cơ thể.
5. Nấu quá kỹ
Rau chứa nhiều vitamin rất nhạy cảm với nhiệt. Đặc biệt là vitamin C, rất dễ bị oxy hóa, khi tiếp xúc với nhiệt. Theo tính toán, nếu thời gian đun nấu rau quá dài, lượng vitamin C có trong rau có thế mất đi tới 60%.
Khi luộc rau, các vitamin C, B1 và folate ngấm vào nước. Rau khi tiếp xúc với nhiệt độ càng lâu thì lượng vitamin C mất đi càng nhiều. Đặc biệt là các loại rau họ cải như súp lơ xanh, cải xanh... có thể mất hơn 50% vitamin C khi đun sôi.
Khi luộc rau, bạn nên ăn cả cái và nước. Bởi nếu chỉ ăn rau củ thôi thì đã bỏ phí 1 phần vitamin, khoáng chất tan trong nước. Nên đun sôi nước rồi mới cho rau củ vào.
Rau xào chỉ nên đảo chín vừa tới. Các loại rau củ như cà rốt, khoai tây, su hào... nên thái thành miếng nhỏ, càng nhỏ càng tốt để thời gian chín nhanh hơn.
6. Nướng rau củ trên than
Rau củ nướng ăn kèm với thịt là món ăn khoái khẩu của nhiều ngườ. Nhưng bạn không biết rằng, rau củ được làm chín ở nhiệt độ quá nóng và khô có thể làm cạn kiệt các chất dinh dưỡng bên trong.
Đặc biệt khi rau củ nướng bị cháy đen, có mùi khét thì chất benzopyrene được tạo ra. Đây là 1 loại chất được sản sinh sau quá trình đốt cháy không hoàn toàn chất hữu cơ ở nhiệt độ từ 300 độ C - 600 độ C. Benzopyrene một tác nhân gây ung thư thường được tìm thấy than đá, khói thuốc lá...
Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, chỉ cần cơ thể hấp thụ một lượng nanogram (một lượng rất nhỏ) benzopyrene cũng đã rất nguy hiểm. Chất này có thể làm thay đổi cấu trúc và chức năng DNA của cơ thể và gây ung thư.
7. Nấu xong không ăn ngay
Sau khi nấu xong, chúng ta nên ăn rau ngay khi còn nóng. Bởi để càng lâu thì lượng dinh dưỡng như vitamin C, B và các khoáng chất mất đi càng nhiều. Hơn nữa nếu thưởng thức ngay thì đồ ăn vẫn ngon hơn. Càng ở ngoài lâu, món ăn càng dễ bị nhiễm khuẩn, ôi thiu, có hại cho người sử dụng.
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...
Học người Hàn làm thức uống hỗ trợ tiêu hóa cho mọi dịp chỉ với 2 nguyên liệu quen thuộc
Trà gừng quế là thức uống dễ làm, không chỉ tốt cho đường tiêu hóa mà còn giúp tăng sức...
Cách nấu cari dê Ấn Độ siêu ngon, càng ăn càng thèm
Cari dê Ấn Độ có mùi vị đậm đà kèm theo vị béo của nước cốt dừa, thêm chút cay...