7 công dụng tốt cho sức khỏe khi bà bầu ăn mía trong thai kỳ
Cây mía thuộc chi Saccharum, họ Andropogoneae được trồng nhiều ở khu vực ôn đới, nhiệt đới; Ấn Độ là quốc gia đứng đầu thế giới về sản lượng trồng mía. Thành phần chính của cây mía là đường sucrose. Loại cây này thường được dùng để lấy đường, làm nguyên liệu trong công nghiệp chế biến thực phẩm và các ngành công nghiệp khác.
Mía là món ăn vặt giàu sắt và các vitamin quan trọng như vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C. Thành phần dinh dưỡng của mía còn chứa nhiều dưỡng chất thực vật, chất chống oxy hóa và chất xơ hòa tan.
Bà bầu ăn mía có tốt không?
Theo trang Boldsky, đối với những bà bầu không có tiền sử tiểu đường hoặc không mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, ăn mía vừa phải sẽ mang lại những ích lợi dưới đây:
Cung cấp năng lượng tức thì
Mía có khả năng cung cấp năng lượng tức thì cho bà bầu. Cảm giác đói và khát nước sẽ thuyên giảm khi bà bầu dùng mía làm món ăn vặt. Mía còn giúp tăng quá trình hydrat hóa tế bào trong cơ thể, tăng cường sức khỏe cho phụ nữ có thai.
Chỉ số đường huyết thấp
Chỉ số glycemic (GI) là chỉ số đường huyết của thực phẩm phản ánh tốc độc độ gia tăng đường huyết sau khi tiêu thụ vào vào cơ thể người. Cây mía tuy nhiều đường tự nhiên nhưng có chỉ số GI rất thấp giúp ngăn chặn sự gia tăng nồng độ đường trong máu ở bà bầu khi chị em ăn ở mức vừa phải.
Giàu protein
Protein là dưỡng chất quan trọng cho cơ thể bà bầu và thai nhi. Một trong những cách bổ sung protein một cách lành mạnh trong thai kỳ là ăn mía trong những bữa ăn phụ. Do đó, bà bầu không nên băn khoăn liệu ăn mía có tốt trong thai kỳ không.
Giảm đau khi nhiễm trùng đường tiết niệu
Bà bầu rất dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai. Bà bầu có thể pha hỗn hợp nước mía, nước dừa, nước chanh và uống 2 – 3 lần mỗi tuần. Giải pháp này sẽ giảm thiểu cảm giác nóng rát khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Tăng cường sức đề kháng
Các chất chống oxy hóa flavonoid và phenolic trong cây mía sẽ giúp cơ thể bà bầu tránh được nguy cơ nhiễm trùng, hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Nguyên tố kali trong cây mía và nước mía có tác dụng rất tốt trong việc điều trị táo bón ở bà bầu. Kali còn giúp cân bằng điện giải, ngăn ngừa chuột rút, tiền sản giật hiệu quả trong thai kỳ.
Cho làn da bà bầu khỏe mạnh
Bà bầu ăn mía sẽ nhận được lượng lớn axit glycolic giúp cải thiện tình trạng mụn trứng cá, thâm nám do quá trình gia tăng các hắc sắc tố khi mang thai.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.