7 cách giúp bạn kiểm soát huyết áp
Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính, với những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
Việc quản lý và kiểm soát huyết áp góp phần rất quan trọng trong quá trình điều trị. 7 gợi ý dưới đây đây sẽ giúp bạn biết cách kiểm soát huyết áp của mình
1. Giảm cân
Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, việc giảm khoảng 5 kg cân nặng có thể giúp bạn giảm chỉ số huyết áp. Hoạt động giảm cân cần thực hiện bằng sự kết hợp giữa chế độ ăn lành mạnh và chế độ luyện tập khoa học, hợp lý.
2. Chế độ ăn uống lành mạnh
Để kiểm soát bệnh huyết áp, bạn nên ăn trái cây và rau củ càng nhiều màu càng tốt. Hãy bỏ qua những thức ăn giàu chất béo bão hòa. Đồng thời, nên tránh xa đồ ăn sẵn, đồ hộp, những thực phẩm chứa nhiều carbonhydrat, đường, muối và chất béo.
Việc kiểm soát lượng cồn bạn uống cũng là một trong những lưu ý với người cao huyết áp. Trong khi một lượng nhỏ giúp bạn hạ được chỉ số huyết áp thì lượng cồn ở mức cao có thể khiến huyết áp không ổn định.
Ngoài ra, nên tránh xa đồ uống chứa caffein, sản phẩm khiến huyết áp của bạn tăng cao.
3. Chế độ ăn hạn chế muối
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo những người bị tăng huyết áp nên ăn dưới 1,5g muối mỗi ngày.
Do đó, bạn nên kiểm tra nhãn thực phẩm của bạn để biết bạn đang nhận được bao nhiêu muối. Nếu bạn cắt giảm dần, bạn ít có khả năng nhận thấy sự khác biệt.
Khoảng 75% lượng natri ăn vào đến từ việc ăn ngoài hàng và những thực phẩm đóng gói. Vì vậy, bạn có thể thay đổi bằng cách nấu ở nhà, sử dụng nhiều gia vị khác thay vì muối.
Ăn nhiều kali (có trong các loại thực phẩm như chuối, nho khô, cá ngừ và sữa) sẽ giúp loại bỏ natri ra khỏi cơ thể bạn.
4. Luyện tập thể dục thể thao
Các nhà khoa học khuyên bạn nên dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục. Những hoạt động như đi bộ, chạy bộ, nhảy, đạp xe đạp hay bơi sẽ giúp hệ tim mạch của bạn tốt lên.
5. Nghỉ ngơi
Giảm căng thẳng, stress giúp bạn có chỉ số huyết áp bình thường. Bạn nên lựa chọn tập luyện yoga hoặc thái cực quyền. Bạn cũng có thể nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc sáng tác nhạc. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng lợi ích của việc nghe nhạc cũng tương tự như việc tập thể dục.
Đừng quên nhờ sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè của bạn. Hãy tâm sự, giảm stress bên những người thân thuộc.
6. Bỏ thuốc lá
Bỏ thuốc lá có lẽ là điều tốt nhất bạn có thể làm cho trái tim của bạn. Khói thuốc không chỉ làm tổn thương cơ thể trong thời gian dài, mà còn khiến huyết áp của bạn sẽ tăng lên mỗi lần hút thuốc lá.
7. Không bỏ thuốc điều trị
Đối với một số người, thay đổi lối sống là đủ để có được và kiểm soát được huyết áp. Nhưng nhiều người cũng cần dùng thuốc.
Có rất nhiều người được chẩn đoán tăng huyết áp, nhưng lại chỉ uống thuốc khi thấy khó chịu hoặc huyết áp tăng cao. Điều này thực sự không tốt chút nào cho hệ tim mạch cũng như cơ thể bạn.
Điều quan trọng là phải uống thuốc theo đơn của bác sĩ, không tự ý cắt giảm liều hoặc bỏ qua ngày.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....