6 lời khuyên quan trọng cho bà bầu bị bệnh tiểu đường để bảo vệ sức khỏe
Tiểu đường là hội chứng liên quan đến rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, được chia thành 2 loại: Tiểu đường tuýp 1 (phụ thuộc insulin, trong huyết tương ở người không có insulin) và tiểu đường tuýp 2 (không phụ thuộc insulin, chủ yếu do chế độ ăn uống). Tiểu đường thai kỳ cũng được chia làm 2 loại: Trước thai kỳ và trong thai kỳ.
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần lưu ý đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hàng ngày để ổn định sức khỏe. Theo tạp chí Health, dưới đây là 7 lời khuyên cần thiết cho chị em mắc bệnh tiểu đường khi mang thai.
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần chú ý gì?
Kiểm soát lượng đường trong máu
Khi chuẩn bị kế hoạch mang thai, chị em cần loại bỏ những thói quen xấu và bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể. Nếu bị tiểu đường, chị em cần lưu ý kiểm soát lượng đường trong máu ở mức vừa phải.
Lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến khả năng mang thai. Theo các bác sĩ, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đi kèm với hội chứng buồng trứng đa nang sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thụ thai. Lúc này, chị em nên xin lời khuyên của bác sĩ trong việc sử dụng các loại thuốc kích thích rụng trứng.
Trong quá trình mang thai, chị em cũng cần kiểm tra thường xuyên lượng đường của mình bằng máy đo đường huyết.
Theo dõi thai kỳ cẩn thận
Bà bầu mắc bệnh tiểu đường có số lần khám thai định kỳ cao gấp ba lần so với những bà bầu có sức khỏe bình thường. Chị em hãy tìm cho mình một bác sĩ sản khoa phù hợp để theo dõi thai kỳ và tiến hành các thủ tục siêu âm, xét nghiệm đường trong máu đồng thời lưu trữ giấy tờ khám thai một cách cẩn thận.
Cân nhắc đến việc uống thuốc
Chuyên gia Akon, tác giả cuốn sách Chăm sóc sức khỏe bà bầu tiểu đường cho biết hầu hết các bác sĩ đều khuyên phụ nữ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 khi mang thai nên ngừng uống thuốc để đảm bảo an toàn. Thay vào đó, bà bầu có thể xin ý kiến của bác sĩ trong việc sử dụng insulin để cân bằng lượng đường trong máu một cách phù hợp nhất.
Kiểm soát cơn ốm nghén
Những cơn ốm nghén có thể khiến bà bầu không thể ăn uống một các bình thường. Tuy nhiên, bà bầu bị tiểu đường sử dụng insulin cần ăn đầy đủ và cân bằng các chất để kích thích hoạt chất này hoạt động hiệu quả. Bà bầu có thể sử dụng bánh quy ít đường vào bữa sáng hoặc ăn một số loại trái cây để giảm cảm giác buồn nôn.
Nạp năng lượng nhanh
Nhiều mẹ bầu tiểu đường phải dùng insulin có thể mắc chứng hạ đường huyết đột ngột. Để phòng ngừa hội chứng này xảy ra, bà bầu có thể mang theo bên mình một chai nước trái cây, dự trữ vài viên kẹo hoặc gói bánh quy dành cho bà bầu phòng ngừa nguy cơ đột ngột bị tụt đường huyết.
Cùng trao đổi với những bà bầu bị tiểu đường khác
Chị em có thể tham gia và các hội nhóm bà bầu bị tiểu đường gần nhà, tại cơ quan hoặc trên mạng xã hội để cùng chia sẻ các thông tin, kiến thức cần thiết.
Theo dõi cẩn thận lượng đường trong máu và thể trạng sức khỏe theo những lời khuyên nói trên, bà bầu bị tiểu đường sẽ đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con trong suốt thai kỳ.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.