Phụ Nữ Sức Khỏe

Chăm sóc trẻ bị sốt cao co giật, tránh để lại hậu quả nguy hiểm theo hướng dẫn của bác sĩ Nhi

Chia sẻ với Phụ nữ sức khỏe, bác sĩ Phạm Diệp Thùy Dương cho biết mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ bị sốt cao co giật. Cơn co giật sẽ tự hết và không để lại biến chứng về sau. Mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách và cho trẻ nhập viện nếu cơn co giật kéo dài quá 5 phút.

Nhận biết triệu chứng sốt co giật ở trẻ em

Sốt co giật là cơn co giật được kích hoạt bởi sốt khi nhiệt độ vùng hậu môn trẻ trên 38 độ C. Trẻ từ 3 tháng - 5 tuổi (đặc biệt giai đoạn từ 12 - 18 tháng tuổi) khi mắc các bệnh thông thường như cảm lạnh, cúm, viêm tai... có nguy cơ sốt co giật.

Hiện tượng co giật xảy ra khi bé bị sốt cao (trên 39 độ C) bỗng dưng đột ngột mất ý thức, có thể mất kiểm soát tư thế, co cứng cơ, cắn chặt răng, co giật cơ theo nhịp toàn thân. Sốt co giật thường không kéo dài quá 1 - 2 phút, tuy nhiên nhiều trường hợp có thể kéo dài 15 phút. Sau cơn co giật, bé có thể hơi lừ đừ hoặc buồn ngủ trong khoảng 15 phút sau đó.

Trẻ bị sốt co giật khi thân nhiệt luôn ở mức cao kèm theo các triệu chứng co cứng cơ, cắn chặt răng - Ảnh minh họa: Internet

Khả năng tái phát chung của cơn sốt co giật khá cao, chiếm từ 30 - 35%. Triệu chứng tái phát không nhất thiết xảy ra ở cùng nhiệt độ với cơn sốt co giật đầu tiên và cũng không có nghĩa là mọi trẻ đều sẽ co giật khi bị sốt.

Nếu trẻ có một trong những yếu tố dưới đây, nguy cơ sốt co giật hoàn toàn có thể xảy ra: 

- Sốt co giật khởi phát sớm (trẻ dưới 15 tháng tuổi).

- Nhiệt độ gây sốt co giật thấp.

- Thời gian từ lúc sốt đến khi bắt đầu co giật ngắn (dưới 1 giờ).

- Trẻ thường xuyên bị sốt.

- Những người có quan hệ huyết thống cấp I (cha mẹ, anh chị em) cũng mắc chứng sốt co giật.

Làm gì khi trẻ bị sốt co giật?

Sốt co giật thường lành tính và có dự hậu tốt. Cơn co giật thường tự hết, và không để lại di chứng về sau. Trí thông minh và sự phát triển của não bộ trẻ không bị ảnh hưởng ngay cả khi có những cơn tái phát.

Trẻ bị sốt cao co giật không có nghĩa là bị động kinh. Động kinh là một bệnh lý hoàn toàn khác biệt - là rối loạn đặc trưng do cơn co giật tái phát mà không được kích hoạt vì lý do sốt. 

Sốt co giật ở trẻ em không quá nguy hiểm nếu mẹ biết xử trí đúng cách - Ảnh minh họa: Internet

Điều đáng lo ngại khi trẻ bị sốt co giật là vô tình hít sặc những thức đang có trong miệng (sữa, thức ăn, đồ chơi...) dẫn đến ngạt hoặc cắn vào lưỡi. Vì vậy, mẹ hãy bình tĩnh xử trí theo các bước:

- Gọi người giúp đỡ.

- Đặt bé nằm xuống nơi rộng rãi và an toàn, nghiêng sang một bên. Tiếp đến, dùng 1 vật cứng (muỗng, que đè lưỡi, …) quấn khăn xung quanh, chèn giữa 2 hàm răng để tránh trẻ cắn lưỡi đồng thời lấy tay móc những thứ đang có trong miệng ra. Không được cho bất kỳ vật gì vào miệng bé (không vắt chanh, không bỏ quả chanh vào miệng bé vì những vật này có thể gây hít sặc hoặc tắc đường thở của bé).

Mẹ nên dùng vật cứng an toàn cho vào miệng trẻ để hạn chế cắn vào lưỡi - Ảnh minh họa: Internet

- Không đè bé hoặc cố dùng sức kìm cơn giật, hạ sốt đúng cách. 

- Bình tĩnh quan sát và theo dõi đồng hồ. Nếu cơn co giật kéo dài quá 5 phút cần được đưa đi cấp cứu ở cơ sở y tế gần nhất.

Cần đưa bé đến bệnh viện ngay để loại trừ các nguyên nhân khác gây sốt co giật (đặc biệt ở trẻ dưới 12 tháng tuổi). Trước khi chẩn đoán co giật do sốt, bác sĩ sẽ kiểm tra để chắc chắn rằng nguyên nhân các cơn co giật không phải do bệnh lý tiềm ẩn nào khác, ví dụ bệnh viêm màng não. Bệnh này có thể gây ra cả sốt và co giật trông giống như sốt co giật.

Hiện nay, việc dùng thuốc ngừa cơn co giật hằng ngày cho bé bị sốt co giật không được khuyến cáo. Các bậc cha mẹ cần biết chăm sóc bé đúng cách khi bị sốt, trang bị những hiểu biết đúng đắn về hiện tượng sốt co giật để tránh hoang mang, lo lắng và xử lý thật tốt khi  tình huống xảy ra.

Tiến sĩ - Bác sĩ Phạm Diệp Thùy Dương

(Giảng viên Bộ môn Nhi Đại học Y dược TP.HCM)

Hồng Ngân

Tin liên quan

Bác sĩ Nhi hướng dẫn mẹ những việc quan trọng cần làm khi trẻ bị sốt

Chia sẻ với Phụ nữ sức khỏe, Bác sĩ Phạm Diệp Thùy Dương cho biết mẹ nên cho trẻ uống...

Mách mẹ cách nhận biết sớm dấu hiệu bệnh ho gà ở trẻ em

Ho gà ở trẻ em là căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp với đặc trưng là những...

Mẹo hay trị táo bón cho trẻ sơ sinh, con không còn khóc thét vì đau đớn

Không cần dùng thuốc, những cách làm đơn giản dưới đây sẽ trị dứt điểm chứng táo bón thường gặp...

Bác sĩ Nhi tư vấn cách chăm sóc trẻ bị ho tại nhà để bé nhanh khỏi

Ho là hiện tượng thường gặp ở trẻ em trước các tác nhân ảnh hưởng đến đường hô hấp. Có...

5 thực phẩm bổ dưỡng mẹ nên ăn giúp cân nặng trẻ sơ sinh tăng đều từng tháng

Cân nặng trẻ sơ sinh sẽ tăng 'vượt chuẩn' nếu mẹ thường xuyên ăn những thực phẩm này.

Trẻ bị tay chân miệng: Nên và không nên kiêng gì để bệnh nhanh khỏi theo hướng dẫn của bác...

Tay chân miệng là căn bệnh theo mùa phổ biến ở trẻ nhỏ. Trong giai đoạn đầu, bệnh sẽ khỏi...

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Mẹ sẽ nghe thấy những âm thanh bất thường vùng ruột non và ruột già khi trẻ sơ sinh bị...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

4 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

4 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

4 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

4 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

4 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

4 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

19 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

19 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình