6 điều cha mẹ tuyệt đối không được làm khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Nghẹt mũi là việc dịch nhầy xuất hiện ở khoang mũi gây tắc nghẽn, cản trở đường di chuyển của không khí trong quá trình hô hấp. Khi bé bị nghẹt mũi, cha mẹ cần tuyệt đối tránh áp dụng các cách chữa trị không chính xác và biết cách phòng ngừa bệnh hiệu quả cho bé.
1. Những điều cha mẹ cần tránh khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Dùng xi lanh rửa mũi trẻ
Nhiều bậc cha mẹ khi thấy trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè thì sẽ có thói quen rửa mũi cho trẻ bằng xi lanh. Tuy nhiên, điều này nếu không được làm cẩn thận có thể làm trẻ sặc, nước tràn vào màng phổi. Khi thực hiện nhiều lần thì niêm mạc mũi sẽ bị phù nề, không tốt cho bé, nhất là đối với trẻ dưới 1 tuổi.
Ngoài ra, rửa mũi nhiều sẽ làm chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi bị mất đi, khiến mũi dễ bị khô, viêm, nhiễm khuẩn, tổn thương niêm mạc mũi. Nếu dùng nước muối sinh lý quá thường xuyên để rửa mũi cho trẻ cũng có thể làm teo niêm mạc mũi, gây ảnh hưởng đến chức năng thở, khứu giác. Bên cạnh đó, áp dụng phương pháp này còn có thể khiến trẻ hoảng loạn, sợ hãi, ảnh hưởng đến tâm lý của bé.
Tự ý dùng máy xông mũi cho bé
Theo các bác sĩ, đối với những trẻ gặp vấn đề về mũi, nếu cần thiết thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng khí dung. Tuy nhiên, trong thực tế lại có nhiều cha mẹ tự ý dùng máy xông mũi khi con bị tắc mũi, nghẹt mũi. Điều này là rất không nên, đặc biệt với trẻ nhỏ từ 1-2 tháng tuổi.
Trong trường hợp trẻ được chỉ định dùng khí dung để điều trị, phụ huynh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc cũng như thời gian mỗi lần xông. Nếu khí dung cho trẻ quá nhanh thì thuốc chưa kịp ngấm, không đem lại hiệu quả. Còn khí dung lâu sẽ tốn thời gian, có nguy cơ làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
Dùng miệng hút mũi cho trẻ
Đây là phương pháp cần tránh vì có thể sẽ lây lan mầm bệnh sang cho trẻ. Thậm chí, nếu áp dụng cách này sẽ khiến bệnh của bé trở nên nặng hơn, vô cùng lợi bất cập hại. Thế nên, cha mẹ cần bỏ ngay cách xử lý này mỗi khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi.
Nhỏ nước ép tỏi cho con
Nhiều người cho rằng ép tỏi trộn với nước muối sinh lý nhỏ vào mũi cho trẻ sẽ “diệt trừ” được vi khuẩn. Tuy nhiên, việc làm này sẽ có thể gây ra viêm nhiễm, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ. Chất allicin trong tỏi có thể diệt vi trùng, vi nấm, phòng ngừa và điều trị cúm. Thế nhưng nếu nhỏ nước ép tỏi vào mũi trẻ sơ sinh dễ gây bỏng niêm mạc mũi, phù nề, vô cùng nguy hiểm.
Lạm dụng thuốc nhỏ mũi
Phụ huynh cần lưu ý khi sử dụng các loại thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh thì phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt là đối với các loại thuốc có chứa corticoid, thuốc gây co mạch, kháng sinh. Nhiều trường hợp lạm dụng thuốc nhỏ mũi gây co mạch có tác dụng chữa nghẹt mũi vô cùng nhanh chóng nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Cha mẹ không được tự ý mua các loại thuốc nhỏ mũi ngoài hiệu thuốc vì nếu mua nhầm thuốc sẽ có thể làm trẻ bị ngộ độc, xảy ra những sự cố đáng tiếc.
Pha nước xông hơi quá nóng
Rất nhiều cha mẹ thường sử dụng cách xông hơi để chữa cho trẻ nhanh khỏi nghẹt mũi. Nhưng nếu pha nước xông hơi quá nóng sẽ rất nguy hiểm đối với làn da của trẻ, ảnh hưởng đến việc hấp thụ khi xông hơi, thậm chí đem lại hậu quả trái chiều. Vì vậy, nếu áp dụng phương pháp này, phụ huynh phải pha nước có độ ấm vừa đủ, phù hợp với nhiệt độ của làn da bé.
2. Cách phòng ngừa nghẹt mũi ở bé sơ sinh
Để tránh cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, cha mẹ có thể áp dụng những cách sau:
Vệ sinh cơ thể bé hàng ngày
Dùng xà phòng diệt khuẩn để vệ sinh tay chân của trẻ mỗi ngày sẽ giúp phòng ngừa lây nhiễm bệnh tật. Nếu trẻ chơi ở ngoài trời hoặc tiếp xúc với người lạ thì nên rửa sạch mắt, mũi bằng nước muối sinh lý.
Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ
- Trước tiên, cần phải đảm bảo phòng ở của trẻ thông thoáng nhưng vẫn phải kín gió khi trời lạnh.
- Những đồ chơi hàng ngày của trẻ phải được thường xuyên diệt khuẩn.
- Thay giặt chăn, ga, gối, đệm của bé thường xuyên.
- Những thành viên trong gia đình không hút thuốc ở nhà.
- Giữ cho thảm sạch sẽ, không có bụi.
- Máy điều hòa phải được vệ sinh thường xuyên
- Không nên để thú cưng gần trẻ.
- Đóng cửa sổ nếu bé bị dị ứng với phấn hoa.
Tăng sức đề kháng cho trẻ
- Đảm bảo trẻ được ăn, ngủ đúng giờ giấc.
- Nếu bé đang bú mẹ, chế độ dinh dưỡng của mẹ phải đầy đủ, đảm bảo chất lượng sữa.
- Đối với trẻ đang trong thời kỳ ăn dặm, khẩu phần ăn của trẻ phải đa dạng để bổ sung nhiều chất dinh dưỡng.
Tránh các nguồn lây nhiễm cho bé
- Hạn chế cho trẻ đến chơi ở những nơi công cộng, đông người trong những thời điểm bùng phát dịch bệnh hoặc giai đoạn giao mùa.
- Cách ly và đeo khẩu trang cho trẻ để hạn chế tiếp xúc của bé đối với người mắc các bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp.
- Cho trẻ tiêm phòng các loại vắc xin đầy đủ, đúng lịch.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...