6 biểu hiện cần chú ý của bệnh ung thư, điều thứ 2 nhiều người thường bỏ qua
Ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu y học đang đi sâu nghiên cứu nguyên nhân của các bệnh ung thư khác nhau, bởi vì thực tế cho thấy hầu hết các bệnh nhân ung thư khi được phát hiện đều đã ở giai đoạn giữa và cuối, và cần rất nhiều tiền để ngăn chặn sự lây lan của tế bào ung thư.
Cũng vì lý do được phát hiện quá muộn đã khiến ung thư trở thành “căn bệnh nan y” mà khi ai nghe đến cũng lo sợ vì sự tốn kém và khó khăn trong quá trình điều trị.
Trên thực tế, có nhiều loại bệnh ung thư có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do đó, chúng ta phải chú ý đến các tín hiệu ung thư mà cơ thể gửi đến mỗi ngày, từ đó có thể sớm thăm khám và phát hiện kịp thời.
Sụt cân không rõ nguyên nhân
Dù không đặc hiệu, sụt cân là một trong những dấu hiệu ung thư mà bệnh nhân có thể gặp phải từ sớm, nguyên nhân có thể liên quan cục bộ đến bất thường ở đường tiêu hóa, hoặc rối loạn toàn thân do bệnh lý ung thư gây ra.
Nếu bị giảm cân đột ngột trong thời gian ngắn và/hoặc giảm hơn 10% trọng lượng cơ thể nhưng không do bất kỳ nguyên nhân cụ thể nào (như chủ động thay đổi chế độ ăn uống – luyện tập để giảm cân, hoặc do căng thẳng), bệnh nhân nên đến bệnh viện kiểm tra.
Dấu hiệu thay đổi trên da
Trên da xuất hiện nốt ruồi mới hoặc nốt ruồi thay đổi kích thước, hình dạng, màu sắc thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư da. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên da, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và kiểm tra các nốt ruồi này bằng phương pháp sinh thiết.
Nhiễm trùng kéo dài
Khi bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể gặp chấn thương, vết thương lâu không lành mà có dấu hiệu phát triển rộng hơn thì chúng ta càng nên cảnh giác, rất có thể một bộ phận nào đó đã bị ung thư, và đây là thời khắc cần thiết để đến bệnh viện kiểm tra kịp thời một cách kỹ càng.
Mệt mỏi suy nhược
Khối u ung thư sử dụng chất dinh dưỡng từ cơ thể để phát triển và lan rộng, đồng thời cũng có thể tiết ra các chất làm rối loạn quá trình chuyển hóa cũng như rối loạn các hoạt động của cơ thể. Bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, suy nhược không cải thiện mặc dù đã nghỉ ngơi, điều chỉnh chế độ ăn – lối sống. Đồng thời, những triệu chứng khác do bệnh ung thư gây ra (như đau nhức, sụt cân, chán ăn…) cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
Thay đổi về vú
Hầu hết các thay đổi vú không phải là ung thư. Tuy nhiên, đối với phụ nữ vẫn phải thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu thay đổi trên vú bằng cách đứng trước gương tự khám. Đến khám tại cơ sở Y tế nếu bạn nhận thấy có bất kỳ u cục, núm vú có tiết dịch, đỏ, dày lên hoặc đau ở ngực.
Sốt liên tục
Khi có triệu chứng sốt, nhiều người coi đó là cảm cúm thông thường và không quá lo lắng, tuy nhiên khi sốt thường xuyên liên tục và nếu uống các loại thuốc hạ sốt, thuốc cảm thông thường không có tác dụng thì cần phải xem xét.
Đây có thể là một thứ gì đó đang phát triển bất thường trong cơ thể. Các bác sĩ cho biết, khi một cơ quan nào đó trong cơ thể bị viêm, sốt không phải là bệnh mà là biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm ở một bộ phận nào đó trên cơ thể.
Đau kéo dài
Trong quá trình phát triển và lan rộng, khối u ung thư sẽ gây chèn ép mạch máu thần kinh ở mô và các cơ quan lân cận, có thể gây đau. Ngưỡng đau ở mỗi người là khác nhau. Vì vậy, nếu nhận thấy các cơn đau kéo dài, mới xuất hiện và không rõ nguyên nhân, đau không thuyên giảm khi dùng thuốc giảm đau cơ bản, hoặc mức độ đau ngày càng nặng hơn, bệnh nhân nên đến bệnh viện thăm khám sớm.
Tùy vào loại ung thư và các biểu hiện chèn ép tương ứng mà vị trí đau sẽ khác nhau. Chẳng hạn như, một số khối u ở não có thể gây đau đầu kéo dài và không thuyên giảm dù đã uống thuốc giảm đau; và ngược lại, không phải tất cả các khối u não đều gây đau đầu.
Chảy máu âm đạo thất thường
Chảy máu bất thường giữa 2 chu kỳ kinh nguyệt hay chảy máu ngoài kỳ kinh có thể có nhiều nguyên nhân gây ra như u xơ cơ tử cung, do các biện pháp tránh thai, một số bệnh lý phụ khoa khác hoặc thậm chí là ung thư phụ khoa (ung thư nội mạc tử cung, cổ tử cung, âm đạo,...).
Do đó nếu chảy máu bất thường giữa 2 chù kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ tình dục hoặc không ngừng, bạn cần đến cơ sở Y tế chuyên khoa phụ khoa để khám bệnh. Bác sĩ sẽ khám và thực hiện các xét nghiệm để loại trừ ung thư tử cung, cổ tử cung hoặc âm đạo.
Ho lâu ngày
Cũng giống như cảm, sốt, ho rất phổ biến nên nhiều người không quan tâm, họ sẽ uống thuốc giảm ho khi bị ho, hay uống thuốc kháng viêm khi cổ họng có triệu chứng bất thường. Tuy nhiên, nếu bị ho kéo dài mà thuốc không có tác dụng thì bạn phải chủ động đến bệnh viện khám để tìm ra nguyên nhân gây ho, nhất là đối với nam giới thường xuyên hút thuốc lá.
Nổi u, cục
Bệnh ung thư xảy ra khi các tế bào phát triển bất thường ngoài tầm kiểm soát, từ đó hình thành khối u và/ hoặc di căn đến khối hạch ở vùng lân cận. Vì vậy, những cục u hoặc hạch xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như cổ, nách, vú, bẹn… có thể là dấu hiệu của ung thư.
Lý do tại sao người ăn chay trường sao vẫn bị bệnh tiểu đường?
Nhiều người nghĩ rằng ăn thịt quá nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ và chuyển sang chế độ ăn chay....
Bệnh cúm mùa tăng độ nguy hiểm vào mùa đông xuân, làm thế nào để chủ động phòng chống?
Nhiệt độ thay đổi, thời tiết đang giao mùa là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh đường hô...
Có ung thư trong người, đây là 3 ‘tín hiệu’ cảnh báo bạn cần đến bệnh viện kiểm tra càng...
Đôi khi những biểu hiện thông thường khiến nhiều người lơ là nhưng đó lại là dấu hiệu cảnh báo...
Làm gì để 'sống chung' với đái tháo đường
Người bệnh cần nhận thức rằng đái tháo đường là bệnh mạn tính và hiện nay không có phương pháp...