Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một nhóm bệnh bao gồm khí thủng phổi, viêm phế quản mãn tính, hen suyễn và các bệnh về phế quản khác. Biểu hiện thường thấy của COPD là thở ngắn, dốc. Đây là một tình trạng rất phổ biến, có hơn 30 triệu người đang mắc triệu chứng này và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. May mắn thay, bệnh có thể được chữa trị và ngăn ngừa. Sau đây là những hướng dẫn giúp giảm các triệu chứng của tắc nghẽn phổi mãn tính.

Ảnh minh họa: Internet

1. Không hút thuốc và tránh xa khói thuốc

Điều quan trọng nhất để ngăn ngừa sự phát triển của COPD là không được hút thuốc vì đây là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất, dù bệnh có tính di truyền nhưng chỉ có một phần nhỏ bị ảnh hưởng. Tiếp xúc với khói thuốc trong thời gian dài cũng có dẫn tới COPD, do đó, người có phổi bị tắc nghẽn phổi phải tránh tiếp xúc với khói thuốc. Tắc phổi mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng bệnh có thể được làm chậm và kiểm soát nếu bỏ hút thuốc sớm.

2. Tuân thủ theo phát đồ điều trị

Uống thuốc được kê toa theo lời của bác sĩ là bước thứ 2 trong điều trị bệnh. Có rất nhiều loại thuốc đặc hiệu cho COPD, dù không giúp người bệnh sống lâu hơn nhưng có thể ngăn các triệu chứng trở nặng, giúp nâng cao chất lượng sống. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Có nhiều loại thuốc khác từ dạng thuốc hít đến các máy thở để đưa thuốc vào phổi.

Một yếu tố khác của phác đồ điều trị là xác định xem bạn đang mắc dạng loại tắc phổi mãn tình nào. Có 2 loại là: Viên phế quản mãn tính với triệu chứng thường thấy là ho, khó thở; Khí lủng phổi với biệu hiện là thở ngắn và thở khò khè. Một loại thuốc chống viêm đã được phê chuẩn để điều trị riêng viêm phế quản. Hãy xin tư vấn từ bác sĩ để có những phương pháp điều trị phù hợp.

3. Học kỹ thuật thở chúm môi lại

Hiểu rõ phổi của bạn sẽ bị gì trước và khi phát bệnh rất quan trọng trong việc giảm lo lắng và kiểm soát căn bệnh khỏi trở nặng. Căn bản, COPD là bệnh về hít thở. Người có tình trạng này khi thở ra, không khí không thể thoát ra, dẫn đến phổi bị căng quá mức từ đó gây ra thở dốc và không thể hít đủ không khí vào. Để tránh vấn đề này, bác sĩ đã đưa ra một kỹ thuật hít thở gọi là thở chúm môi. Kỹ này tức là khi thở ra, hãy chụm môi lại và thở chậm để giữ phổi mở và thoát ra được nhiều khí hơn. Kỹ thuật này cũng giúp giảm từ đó tránh việc bệnh trở nặng vì khi bị căng thẳng hay lo lắng, người ta thường thở nhanh và gấp hơn. Hiểu rõ về COPD hay không có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc sống chúng bệnh.

Ảnh minh họa: Internet

4. Các bài tập phục hồi chức năng phổi.

Tập thể dục rất quan trọng với phải sống chung với phổi tắc nghẽn mãn tính. Với những bài tập hợp lý, phổi sẽ không cần phải phải hoạt động quá nhiều để hỗ trợ các hoạt động của bạn. Với các bệnh nhân của COPD, bác sĩ thường yêu cầu họ nên tham gia các chương trình phục hồi chứng năng phổi. Trong chương trình, họ sẽ được học về cách thở, cách tăng cường độ tập luyện thể chất, và sự quan trọng của dinh dưỡng trong điều trị. Một chuyên gia phục hồi phổi sẽ đo nhịp tim, huyết áp và nồng độ oxy để lên mục tiêu luyện tập cho bạn.

5. Rửa sạch tay và tiêm ngừa cảm cúm, viêm trùng phổi

Vi-rút có thể khiến bệnh trở nặng, do dó, bạn phải ngăn ngừa những bệnh có liên quan đến chúng nhiều nhất có thể. Rừa tay sạch là phương pháp ngăn ngừa vi-rút hiệu quả và bác sĩ sẽ khuyên bạn nên đi tiêm ngừa cảm cúm và viêm trùng phổi để tránh việc phổi bị viêm.

Theo CNN