5 rủi ro cực nguy hiểm khi sinh mổ lần 3 mà các mẹ cần biết ngay
Sinh mổ là cuộc đại phẫu lớn tại vùng bụng dưới và tử cung của người mẹ để lấy em bé ra ngoài. Theo đó, vết thương sinh mổ thường mất ít nhất 2-3 tháng để liền sẹo và ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng mang thai và sinh nở ở những lần tiếp theo. Đồng thời, nguy cơ bục vết sẹo tử cung sẽ tăng cao ở những lần phụ nữ sinh mổ tiếp theo, đặc biệt với trường hợp chưa có dấu hiệu chuyển dạ và khoảng cách giữa lần sinh trước và sau ít hơn 2 năm.
Ngoài ra, những người mổ đẻ nhiều lần dễ gặp một số vấn đề bất thường với nhau thai. Theo đó, người sinh mổ từ lần thứ 2 trở lên và khoảng cách giữa hai lần sinh ngắn rất dễ gặp trường hợp nhau cài răng lược. Do đó, các chuyện gia thường khuyên phụ nữ đã từng mổ để trước đó, tốt nhất nên để 3-5 nắm sau mới tiếp tục sinh con và cũng chỉ nên mổ đẻ 2 lần là thích hợp.
Trong trường hợp, các cặp vợ chồng vẫn có ý định mang thai và sinh con thứ 3 thì cần thật sự cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đồng thời, cần phải theo dõi thai kỳ chặt chể ể đề phòng tai biến sản khoa khi sinh con lần 3. Chính vì thế, bài viết sẽ đưa ra một số rủi ro mà các mẹ phải đối mặt khi có ý định sinh mổ lần 3.
Nứt, vỡ tử cung
Có thể nói, đây là rủi ro nguy hiểm nhất trong lần sinh mổ thứ 3 do 2 lần trước, trên cổ tử cung đã có một vết sẹo. Đồng thời, đây cũng là nơi mà các cơ tử cung yếu nhất nên khi co thắt, nó có nguy cơ bị bục và nứt ra, dẫn đến tình trạng vỡ tử cung, gây nguy hiển đến tính mạng của bà bầu và thai nhi. Đặc biệt, nguy cơ này càng cao khi thời gian mang thai lần 3 sau 2 lần sinh mở càng ngắn (dưới 18 tháng).
Phục hồi sức khỏe chậm
Trong lần sinh mổ thứ 3, cơ thể của mẹ sẽ yếu hơn nhiều, khả năng phục hồi chậm và phải chịu nhiều đau đớn hơn. Ngoài ra, việc mẹ phải dùng nhiều thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau cũng làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa của cơ thể.
Nhiễm trùng
Sinh mổ lần 3, mẹ còn có nguy cơ cao bị nhiễm trùng vết mổ ở tử cung, trên thành bụng, thậm chí là gần bàng quang nên thời gian nằm viện, điều trị kéo dài.
Nhau thai bất thường
Vết sẹo cũ trên cổ tử cung khiến khả năng mẹ gặp phải các vấn đề bất thường như: Bong nhau non, nhau tiền đạo,... cao. Theo đó, các bác sĩ khi mổ cần xử lý thật khéo léo các tình huống bất thường, đặc biệt là nhau cài răng lược, một biến chứng cực kỳ nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan xung quanh tử cung (bàng quang, ruột,…), dễ dẫn đến biến chứng băng huyết sau sinh, cắt bỏ tử cung.
Dính ruột
Mẹ bầu càng sinh mổ càng nhiều lần thì khả năng dính ruột vào thành bụng, bàng quang, ruột càng cao.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.