Bệnh gút (gout) hay còn gọi là thống phong. Người bệnh gút thường sẽ bị sưng đỏ và đau ở các khớp tay, chân nhưng phổ biến nhất vẫn là các khớp ở ngón chân cái và trong một số ít trường hợp, bệnh cũng có thể gây ảnh hưởng đến cột sống.

Theo số liệu từ trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, hiện nay có hơn 8 triệu người ở Mỹ đang bị bệnh gút và nó cũng trở thành một dạng viêm khớp phổ biến nhất. Bệnh nhân vẫn được điều trị theo phương pháp truyền thống với thuốc chống viêm và giảm đau.

Người bị bệnh gút thường sẽ sưng đỏ và đau ở các khớp tay, chân nhưng phổ biến nhất vẫn là các khớp ở ngón chân cái. Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân bệnh gút

Tăng bẩm sinh

Đây là trường hợp rất hiếm gặp do cơ thể người bệnh thiếu men HGPT ngay từ khi còn nhỏ khiến cho lượng axit uric không ổn định.

Nguyên nhân nguyên phát

Nguyên nhân này thường gắn liền với yếu tố di truyền, cơ địa. Trong trường hợp này, bệnh nhân sẽ có sự tổng hợp purine nội sinh cao hơn người bình thường từ đó làm gia tăng nồng độ axit uric trong máu.

Nguyên nhân thứ phát

Theo Heath Line, gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa purine trong thận khiến thận không thể bài tiết hết được lượng axit uric được tiết ra trong máu. Axit uric có chức năng chống oxy hóa, bảo vệ niêm mạc máu và được tạo ra trong quá trình phân hủy purine, một chất có nhiều trong thực phẩm.

Purine là nguyên nhân chính làm cho hàm lượng axit uric tăng cao do đó việc dư thừa purine sẽ tạo ra nhiều axit uric cho cơ thể. Axit uric thường vô hại nhưng nếu chúng tích tụ quá nhiều trong máu sẽ lắng đọng lại thành các tinh thể muối urat. Những tinh thể này là nguyên nhân gây ra sỏi thận hoặc chúng sẽ bám vào các khớp gây viêm, sưng.

Do đó, người đang có dấu hiệu tăng nồng độ axit uric trong máu hoặc có nguy cơ mắc bệnh gút được khuyên nên hạn chế ăn các thực phẩm có nồng độ purine cao và chọn thực phẩm có hàm lượng purine thấp cho bữa ăn hàng ngày.

Thực phẩm nên tránh khi bị bệnh gút

Thịt và nội tạng

Nội tạng của động vật như gan, não, thận, tim và cả lưỡi là những bộ phận có mức purine cao. Ảnh minh họa: Internet

Các loại nội tạng của động vật như gan, não, thận, tim và cả lưỡi là những bộ phận có mức purine cao nhất. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân bị gút nên tránh hoàn toàn tất cả các món ăn từ nội tạng của động vật.

Những loại thịt bao gồm gà, vịt, ngỗng, thỏ, cừu, bê, nai và một số loại nước súp như nước thịt, súp gà cũng chứa nhiều purine. Tuy nhiên, bạn có thể ăn được những thực phẩm trên nhưng chỉ nên dừng ở mức vừa phải. Tốt nhất không nên tiêu thụ quá 150gram/ ngày.

Cá và hải sản

Cá và hải sản cũng là nguồn giàu purine làm bệnh gút trầm trọng hơn. Ảnh minh họa: Internet

Cá và hải sản cũng là nguồn giàu purine. Những thực phẩm sẽ khiến tình trạng gút của cơ thể thêm trầm trọng như sò điệp, cá mòi, cá cơm và cá thu. Các loại cá, hải sản khác như cá ngừa, cá chép, cá tuyết, cá chim, cá rô, cá hồi, cá diêu hồng, tôm hùm, cua, hàu…cũng có nhiều purine nhưng có thể ăn với số lượng ít.

Đường

Mặc dù đường có hàm lượng purine thấp nhưng chế độ ăn nhiều đường tinh luyện sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường…từ đó khiến các triệu chứng của gút trở nên trầm trọng hơn. Bạn có thể bổ sung trái cây tươi để bổ sung lượng đường cần thiết cho cơ thể và những chất dinh dưỡng quan trọng khác.

Rượu

Việc tiêu thụ quá nhiều bia trong khi đang bị gút có thể làm tăng cường độ các cơn đau ở khớp. Ảnh minh họa: Internet

Bia và men bia chứa hàm lượng purin cao. Việc tiêu thụ quá nhiều bia trong khi đang bị gút có thể làm tăng cường độ các cơn đau ở khớp và khiến bệnh diễn tiến theo chiều hướng xấu.

Trong khi các đồ uống có cồn khác tuy không chứa nhiều purine nhưng chúng có thể làm tăng sự sản xuất purine trong cơ thể, từ đó dẫn đến tăng nồng độ axit uric. Theo các bác sĩ, uống nhiều thức uống có cồn mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút cao gấp 2 lần.

Một số loại rau xanh

Một số loại rau xanh mà người bệnh gút nên hạn chế vì có nhiều purine như măng tây, súp lơ, đậu lăng, đậu Hà Lan, cải bó xôi. Bạn không nên ăn chúng quá 1 chén với rau sống hoặc ½ chén nấu chín mỗi tuần.